Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 13/11: Đầu nhọn kim băng ghim vào thành dạ dày của bé 18 tháng tuổi

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 13/11/2022. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 13/11/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Đầu nhọn kim băng ghim vào thành dạ dày của bé 18 tháng tuổi

Theo báo Người Lao Động, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho biết đơn vị này đã phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi dạ dày cho bệnh nhi Đ.C.P (18 tháng tuổi, trú tại TP Quy Nhơn). Trước đó, ngày 7/11, bệnh nhi được gia đình đưa đến bệnh viện vì phát hiện nuốt dị vật, cụ thể là một kim băng từ đêm hôm trước.

Sau đó, bệnh nhi được chuyển đến khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để theo dõi, điều trị. Các bác sĩ nhận định đầu nhọn kim băng đã bị bật ra khỏi nắp bảo vệ và nằm kẹt ở vùng môn vị dạ dày của bệnh nhi, rất ít có khả năng tự đào thải ra ngoài và sẽ gây biến chứng chảy máu, thủng đường tiêu hóa, viêm phúc mạc, nguy hiểm cho cháu bé. Do đó, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhi.

Phim chụp X-quang cho thấy cây kim băng trong dạ dày bệnh nhi. Ảnh: Người Lao Động

Phương pháp tốt nhất là nội soi để lấy kim băng qua đường miệng nhưng cách này vẫn có thể thất bại do phần đầu nhọn kim băng đã bung phần bảo vệ, khó rút ngược và có thể gây chảy máu, thủng thực quản khi lấy kim băng. Các bác sĩ quyết định mổ hở, gắp lấy dị vật thành công khi đầu nhọn kim đã ghim vào thành dạ dày của bệnh nhi. Hiện tại sức khỏe bé ổn định và đang hồi phục.

Biến chứng, loét da vùng bị sau khi hút mỡ làm đẹp

Theo lời kể của ThS.BS chuyên khoa thẩm mỹ Bùi Tuấn Anh, bệnh nhân N.T.L (30 tuổi, ở Hà Nội) cho biết trước đây cơ thể chị có nhiều mỡ thừa sau quá trình sinh con, khiến chị luôn cảm thấy thiếu tự tin.

Do đó, bệnh nhân chọn phương pháp hút mỡ và tạo hình thành bụng tại một spa với hi vọng sẽ lấy lại được vóc dáng thon gọn, săn chắc như thời con gái, không nghĩ bản thân sẽ phải chịu biến chứng nghiêm trọng đến vậy.

Ngày đầu tiên bệnh nhân chỉ thấy hơi đau, cứ nghĩ là không sao nhưng sang đến ngày thứ 2 thì bắt đầu thấy sốt và rất đau tại vùng bụng. Sau khi báo lại với cơ sở thẩm mỹ, bệnh nhân được trấn an cần theo dõi để xem vết thương ổn định rồi mới có kết quả. Người bệnh phải nằm tại đó gần 1 tháng với nỗi bất an thường trực, tuy nhiên vết thương không liền lại mà còn dần trở thành những vết loét rộng.

"Công việc đình trệ, từ gia đình đến sức khỏe của tôi đều bị ảnh hưởng rất nhiều nên quyết định đến bệnh viện khám", bệnh nhân chia sẻ. Người bệnh đến viện trong tình trạng hoảng loạn, vùng bụng có dịch chảy ra nhiều, khu vực hoại tử lớn tạo thành vết thương hở, nhiễm trùng nặng.

Ngoài ra, ca hút mỡ hỏng trước đó đã lấy đi một lượng da lớn, khiến da bụng rất căng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, vùng hoại tử da rộng có thể gây viêm, nhiễm trùng lan rộng, nhiễm khuẩn huyết nặng. Các bác sĩ đã xử lý vùng nhiễm trùng, phẫu thuật thẩm mỹ vùng bụng cho bệnh nhân, sau đó tiếp tục điều trị tại viện, báo Sức Khỏe & Đời Sống đưa tin.

2 người nhập viện sau khi uống rượu ngâm từ quả một loại cà có gai

Theo báo Tiền Phong, ngày 12/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đang cấp cứu cho 2 trường hợp nghi bị ngộ độc do uống rượu ngâm cà độc dược.

Cụ thể, khoảng 18h ngày 11/11, anh S.Q. (35 tuổi) và anh K.L. (30 tuổi, cùng trú tại làng Plei Min, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, Gia Lai) ngồi nhậu cùng nhau bằng rượu ngâm từ quả một loại cà có gai.

Sau khi uống được một lúc, cả hai đều bị mê sảng, ảo giác, mất ý thức… Ngay sau đó, hai bệnh nhân được gia đình đưa đến cơ sở y tế cấp cứu. Các bác sĩ xác định cả hai rơi vào trạng thái sảng cấp nghi do ngộ độc thuốc chưa rõ chủng loại.

Chai rượu mà hai bệnh nhân đã uống. Ảnh: Tiền Phong

Hiện, hai bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Bước đầu, dựa theo bình rượu mà người nhà bệnh nhân cung cấp, các bác sĩ nghi ngờ là rượu ngâm từ quả cà độc dược.

Được biết, cà độc dược có tên gọi khác là mạn đà la với nhiều tác dụng để chữa bệnh, tuy nhiên khi sử dụng cần sự chỉ định của bác sĩ.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật