Tâm lý e dè của người tiêu dùng
Cần phải khẳng định rằng, tín dụng tiêu dùng là hình thức cho vay hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thế nhưng, đã hơn một thập kỷ kể từ khi có mặt tại Việt Nam, chỉ một phần nhỏ khách hàng có thể tiếp cận vay tiêu dùng tại các tổ chức tài chính. Phát biểu tại toạ đàm “Đẩy lùi tín dụng đen, tăng cường tín dụng chính thức”, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc khối nguồn vốn, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC - FE CREDIT cho biết, Việt Nam là nước đang phát triển với đặc thù mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Vì vậy, vẫn còn nhiều người dân chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ vay vốn từ cácngânhàng thương mại, và khi chưa có đầy đủ thông tin thì sẽ tìm đến các kênh cho vay phi chính thống khác.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc khối nguồn vốn, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC - FE CREDIT
Trong khi đó, các công ty tài chính được nhà nước cấp phép là sự lựa chọn an toàn, thông tin minh bạch, thời hạn vay linh hoạt, mọi điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ đều được quy định rõ trong hợp đồng thì người tiêu dùng lại ít quan tâm. Ông cho biết thêm, một số người chưa có nhiều kiến thức về pháp luật nên vẫn có những định kiến, nhìn nhận sai lệch về vay tiêu dùng chính thống và đánh đồng tài chính tiêu dùng với tín dụng đen.
Các tổ chức “tín dụng đen” mọc lên như nấm sau mưa
Không chỉ dừng lại ở đó, thời gian gần đây, nhiều tổ chức “tín dụng đen” xuất hiện trá hình dưới nhiều hình thức ngày càng phức tạp, khiến người dân lại càng có tâm lý e ngại với các tổ chức tín dụngchínhthống và nhìn nhận sai lệch về địnhnghĩavay tiêu dùng. Thủ tục vay củacáctổchức “tíndụngđen” này rất đơn giản, người vay không cần chứng minh thu nhập, không cần tài sản thế chấp, không cần hợp đồng, không tốn thời gian nhưng tiềm tàng nhiều rủi ro khôn lường. Theo trung tá Đỗ Minh Phương, Phó trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự, trong 2 năm qua, đơn vị đã xử lý hơn 1000 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến tín dụng đen, trong đó có hơn 500 đường dây liên quan trực tiếp tới tín dụng đen, hơn 300 vụ là hành vi cho vay nặng lãi.
Đặc biệt, thủ đoạn và phương thức của các tổ chức ngày ngày càng tinh vi và phức tạp, như chuyển hướng hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa, nơi người dânbịhạn chế thông tin hoặc nhắm đến sinh viên là đối tượng mới, có nhu cầu và ít có khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
Trung tá Đỗ Minh Phương, Phó trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự
Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện
Để quản lý thị trường tín dụng, các nước đã ban hành những quy định pháp lý rất chặt chẽ về pháp nhân, về vốn và quy định cho vay, nhằm giảm thiểu các hành vi liên quan đến tín dụng đen, Đại tá Hoàng Ngọc Bách, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết. Tuy nhiên, trong thời gian qua, dịch vụ “tín dụng đen” truyền thống đã có sự chuyển dịch, từ núp bóng dưới hình thức tiệm cầm đồ hoặc doanh nghiệp không có chức năng cho vay qua hình thức app cho vay, tạo khó khăn cho công tác kiểm soát do các đối tượng lợi dụng lỗ hổng về pháp lý.Cơ chế pháp lý phù hợp không chỉ góp phần đẩy lùi tín dụng đen mà còn hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng, và ngược lại, khách hàng dễ dàng tìm được nguồn tài chính uy tín.
Dư địa thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam còn rất lớn nhưng làm thế nào để đầy lùi tín dụng đen, dọn đường cho tín dụng tiêu dùng chính thống phát triển cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước khác nhau; đồng thời không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có cái nhìn đúng đắn, cởi mở hơn với dịch vụ tín dụng này.
Nguyễn Thiệu