Bệnh viêm tụy cấp hay tình trạng viêm của tuyến tụy cấp tính dẫn tới tổn thương tế bào nang tuyến bởi sự tiêu hủy của các men tụy. Đây là căn bệnh và có thể gây tử vong.
Tuyến tụy là một tuyến lớn nằm phía sau dạ dày và bên cạnh ruột non. Tuyến tụy có hai nhiệm vụ chính: Giải phóng các enzyme tiêu hóa vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn; Giải phóng hormone insulin và glucagon vào máu. Những hormone này giúp cơ thể kiểm soát tiêu hóa thực phẩm để sản xuất năng lượng.
Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột trong một thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn nếu như được khi điều trị đúng và kịp thời. Trong trường hợp nghiêm trọng, dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng khiến tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng. Viêm tụy nặng cũng có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi và thận.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Các nguyên nhân phổ biến nhất (hơn 70% trường hợp) của viêm tụy cấp là: sỏi mật và rượu
Sỏi mật: Sỏi mật gây ra khoảng 40% các trường hợp viêm tụy cấp khi nó bị tắc ở ống mật chung.
Rượu: Sử dụng rượu gây ra khoảng 30% các trường hợp viêm tụy cấp và thường chỉ xảy ra sau khi sử dụng rượu nặng. Nguy cơ viêm tụy tăng lên khi tăng lượng rượu (4 đến 7 ly mỗi ngày ở nam giới và từ 3 ly mỗi ngày ở phụ nữ).
Một số nguyên nhân khác: Do thuốc; do virus gây viêm tụy; tăng Triglycerid máu; tăng canxi máu; tổn thương tuyến tụy do phẫu thuật hoặc nội soi đường mật, sau chấn thương; ung thư tuyến tụy, hoặc tắc nghẽn ống tụy; do nhiễm trùng; do bệnh viêm mạn tính; do mang thai (hiếm);... Viêm tụy không rõ nguyên nhân
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tụy cấp
Triệu chứng thường gặp của bệnh thường bao gồm:
Đau bụng: Triệu chứng chính của viêm tụy cấp là một cơn đau bụng dữ dội. Đau bụng đột ngột thường xảy ra sau bữa ăn “thịnh soạn”, bữa ăn có nhiều dầu mỡ, rượu. Vị trí đau vùng bụng trên rốn, có khi đau ¼ bụng trên bên phải hay bên trái. Cơn đau dữ dội, mức độ đau tăng dần sau 10 -20 phút sau và có thể kéo dài đến nhiều giờ. Đau có thể lan ra sau lưng, đau tăng lên sau khi ăn. Đau giảm khi nghiêng người về phía trước hoặc nằm co người lại ( nghiêng, đầu co xuống gối, gối co lên). Nằm ngửa, ho, cử động mạnh và thở sâu đau tăng lên.
Nôn: Đa số đều có biểu hiện nôn, nôn ra nhiều nước, nôn vẫn không làm giảm đau bụng. Nếu không tìm được nguyên nhân gây nôn cần nghĩ đến viêm tụy.
Các triệu chứng khác của viêm tụy cấp thường gồm: Tiêu chảy; Khó tiêu; Sốt nhiệt độ cao từ 38C trở lên; vàng da, vàng mắt; nhịp tim nhanh, thở nhanh nông
Ở viêm tụy cấp nặng, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như: Vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc: vẻ mặt mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn; Dấu mất nước: môi khô, khát nhiều, mắt trũng...; Dấu hiệu sốc: tay chân lạnh, huyết áp thấp, mạch nhanh…; Suy hô hấp: mệt khó thở, SpO2 giảm; Da đổi màu xanh tím vùng quanh rốn (dấu hiệu Cullen), hoặc da đổi màu xanh tím vùng hông (dấu hiệu Grey Turner) trong viêm tụy thể xuất huyết; Tràn dịch màng phổi.
Phương pháp điều trị bệnh viêm tụy cấp
Việc điều trị thường mang tính chất hỗ trợ và được tiến hành tại bệnh viện. Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, có thể thực hiện truyền dịch làm tăng lượng máu và thay thế các chất điện phân như kali hay canxi. Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát chứng nôn mửa, một ống được đặt tạm thời nối từ mũi đến dạ dày để rút dịch và không khí.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm tụy nhẹ có thể không ăn được trong 3-4 ngày nhưng sẽ được truyền dịch và điều trị bằng thuốc giảm đau. Người bệnh viêm tụy nặng có thể phải truyền dịch lâu hơn. Phẫu thuật sẽ cần được thực hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, u nang hay xuất huyết. Cơn đau bởi sỏi mật có thể được điều trị bằng cách loại bỏ túi mật hay phẫu thuật ống mật khi chứng viêm tủy đã thuyên giảm.
Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh
Theo lời khuyên từ bác sĩ bệnh học, để cải thiện tình trạng bệnh bạn cần: ngừng uống rượu; bỏ thuốc lá (nếu bạn hút thuốc); chọn một chế độ ăn uống ít chất béo; uống nhiều nước
Nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau bụng, nôn ra máu, hay có có vấn đề với rượu, vàng da và mắt, sốt (hơn 380C), sụt cân, chuột rút ở cơ hay chứng động kinh khi bỏ rượu.
Khánh My