Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ 3 con đường dẫn nguồn tiền đổ về IS ở Mosul

(DS&PL) -

Nguồn tin chuyên theo dõi dòng chảy tài chính của IS ở Mosul đã tiết lộ về những cách thức rửa tiền tinh vi, phức tạp và rối rắm nhằm hỗ trợ tài chính cho IS.

Nguồn tin chuyên theo dõi dòng chảy tài chính của IS ở Mosul đã tiết lộ về những cách thức rửa tiền tinh vi, phức tạp và rối rắm nhằm hỗ trợ tài chính cho IS.

Vào tháng 6/2014, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã giành quyền kiểm soát thành phố Mosul của Iraq theo một kịch bản không ai có thể tưởng tượng nổi. Mosul là thành phố lớn với hơn 1 triệu dân sinh sống, tất cả đã trở thành con tin của những tay súng IS chỉ sau ít ngày. Theo Sputnik, việc IS chiếm giữ Mosul trong thời gian dài là có sự chống lưng của một mạng lưới rửa tiền rất tinh vi.

Trong suốt hai năm kiểm soát thành phố Mosul của Iraq, nhóm khủng bố IS đã gieo rắc nỗi sợ hãi vào những người dân của thành phố này và tàn phá hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng ở nơi đây.

Kể từ khi quân đội Iraq tiến hành giải phóng thành phố Mosul khỏi IS vào ngày 9/7 vừa qua, lực lượng Chính phủ Iraq và các phiến quân đồng minh vẫn tiếp tục chiến đấu để quét sạch những hang ổ cuối cùng mà các tay súng cực đoan còn chiếm giữ ở trong và xung quanh thành phố, đồng thời dỡ bỏ lượng bom, mìn còn sót lại.

Lính Iraq kiểm tra một đường hầm do IS từng kiểm soát tại Mosul. Ảnh: Internet

Theo Sputnik, sở dĩ IS có thể “sống khỏe” ở Mosul trong suốt những năm qua là bởi chiến dịch của tổ chức khủng bố này nhận được nguồn tiền tài trợ ổn định từ nước ngoài. Một nguồn tin tại Iraq, người đã điều tra về tình hình tài chính của IS, đã nói với tờ Sputnik về 3 con đường chính mà nhóm Hồi giáo cực đoan nhận được tiền tài trợ.

Con đường đầu tiên là tiền được gửi tới một công ty bình phong ở Baghdad, sau đó sẽ đi theo một đường vòng rất rắc rối, cụ thể là tới thành phố Zakho ở Kurdistan (khu vực người Kurd sinh sống tại biên giới), rồi lại qua Thủ đô Erbil của Kurdistan tới Thổ Nhĩ Kỳ, quay về Erbil và cuối cùng mới được chuyển về Mosul.

Bên cạnh đó, “tiền cũng được cung cấp cho IS thông qua thành phố Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tất cả các chi nhánh chuyển tiền đều sẵn sàng hợp tác với những kẻ khủng bố. Dòng tiền đi theo quy trình như sau: Đại lý chuyển tiền tới văn phòng giao dịch và nói: “Tôi gửi trả lại tiền cho người này”, đây là câu nói giống như một dạng mật khẩu để chuyển tiền tới Mosul. Sau đó, nhân viên giao dịch sẽ nhận tiền và chuyển cho “chủ sở hữu”. Đây là nhân vật sẽ trực tiếp gửi tiền cho đầu mối khủng bố IS”, nguồn tin nói với Sputnik.

Cách nhận tiền cuối cùng của IS là thông qua ngả Erbil. Từ đây, số tiền được chuyển tới Baghdad, tiếp đó quay lại Erbil, sau đó tới Gaziantep ở Thổ Nhĩ Kỳ và Zakhu, một lần nữa quay lại Erbil rồi cuối cùng tới Mosul.

Nguồn tin lưu ý, tất cả những con đường chuyển-nhận tiền nêu trên đều phải được tiến hành đồng thời, giúp cho những kẻ khủng bố nhận được nguồn hỗ trợ tài chính ổn định lên tới 3 triệu USD mỗi ngày. Thậm chí, có những ngày các nhà điều tra đã đếm được tổng số tiền mà IS nhận về từ các tổ chức, cá nhân tài trợ lên tới 12 triệu USD.

Tính đến thời điểm cuối năm 2016 và đầu năm 2017, tổng số tiền giao dịch tới nhóm khủng bố khét tiếng IS đã giảm đi đáng kể, xuống còn dưới 80.000 - 100.000 USD mỗi ngày. Đây là con số rất nhỏ so với lượng tiền mà tổ chức đã nhận được trước kia. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng số tiền này vẫn tiếp tục được chuyển tới thường xuyên ngay cả khi đã kết thúc sự thống trị khủng khiếp của IS ở Mosul.

Một phần lớn trong số tiền đó là những khoản thanh toán cho hoạt động thu mua dầu khí và những tài nguyên thiên nhiên khác mà IS đã khai thác và rao bán. Thêm vào đó, IS cũng bị nghi ngờ về việc thu lợi từ những người buôn lậu từ Trung Đông và châu Phi tới châu Âu.

Năm 2016, từng có các thông tin khẳng định rằng, IS đã buộc phải cắt giảm số tiền lương trả cho các chiến binh thánh chiến đang hoạt động tại Syria và Iraq bởi những khó khăn về tài chính. Những khó khăn đó xuất phát từ thực tế giá dầu giảm và IS mất nhiều diện tích lãnh thổ để khai thác các nguồn tài nguyên và đem đi bán.

Một số quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cáo buộc về việc hỗ trợ tài chính cho các nhóm phiến quân khủng bố, bởi họ có những công ty xuyên quốc gia.

Hồi tháng Tư, nhà sản xuất xi măng Pháp-Thụy Sỹ Lafarge Holcim đã bị Chính phủ Pháp lên án mạnh mẽ vì hành vi cung cấp tiền cho IS để đổi lấy sự an toàn cho một nhà máy tại thành phố phía Bắc Aleppo. Theo tài liệu mà tờ Le Monde cung cấp, Lafarge đã trả “thuế” cho IS trong suốt giai đoạn 2013-2014 để có thể tiếp tục được hoạt động. Vụ việc vỡ lở khiến Giám đốc điều hành của hãng là ông Eric Olsen đã phải từ chức sau đó.

Trường hợp của hãng xi măng nêu trên là một phương thức giúp IS kiếm tiền. Ngoài ra, tổ chức này cũng tiến hành các vụ bắt cóc, cướp ngân hàng và bảo tàng hoặc buôn ma túy để có tiền duy trì tổ chức.

D.T

Tin nổi bật