Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Tiến thoái lưỡng nan" với Triều Tiên: Bi kịch của người kế nhiệm Park Geun-hye

(DS&PL) -

Trump và người đồng cấp Hàn Quốc sẽ phải lựa chọn giữa an toàn của Seoul và an toàn của San Francisco.

Trump và người đồng cấp Hàn Quốc sẽ phải lựa chọn giữa an toàn của Seoul và an toàn của San Francisco.

LTS: Peter Ward là nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách tại Seoul, Hàn Quốc. Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc, ông có bài phân tích về chính sách của Hàn Quốc, đăng tải trên trang web của hãng thông tấn Aljazeera. Dưới đây là phần lược dịch bài viết.

Hàn Quốc là một đất nước bị chia rẽ sâu sắc - chia rẽ bởi sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội, bởi quá khứ, hiện tại, tương lai và quan trọng nhất là bởi Triều Tiên và Mỹ.

Ngay trong chính trường Hàn Quốc, Triều Tiên vẫn luôn là một vấn đề gây mâu thuẫn giữa phe bảo thủ và phe tự do. Điều đó được thể hiện rõ nét trong các câu khẩu hiệu của hai phe này trước mỗi kỳ bầu cử Tổng thống ở Hàn Quốc. Và cuộc bầu cử diễn ra vào hôm nay, 9/5, cũng không phải là ngoại lệ.

Chính quyền tiền nhiệm đã ra đi một cách đáng buồn với sự kiện cựu Tổng thống Park Geun-hye bị bắt giữ do những cáo buộc lạm quyền cùng bê bối với người bạn thân Choi Soon-sil. Đúng như dự đoán, những quyết sách của Park về chính sách Triều Tiên đóng vai trò then chốt trong bê bối này.

Bạn thân của cựu Tổng thống, bà Choi Soon-sil, bị cáo buộc là có liên quan trực tiếp tới quyết định đóng cửa khu công nghiệp Kaesong - nơi được coi là biểu tượng của mối quan hệ hợp tác liên Triều - hồi 2016.

Khu công nghiệp Kaesong. Ảnh: AP

Các lãnh đạo theo đường lối tự do tại Hàn Quốc trước thời Park Geun-hye đã thành lập khu công nghiệp này năm 2004 để xoa dịu căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên. Tại Kaesong, các công ty Hàn Quốc được phép sản xuất hàng hóa của mình với nguồn nhân công từ Bình Nhưỡng. 

Cáo buộc về Choi có thể là sự thật, cũng có thể chỉ là thuyết âm mưu nhưng những tranh cãi và đồn đoán nổi lên xung quanh chuyện này cho thấy chính sách về Triều Tiên là vấn đề gây chia rẽ trong chính giới Hàn Quốc.

Tiếp cận "mềm"

Moon Jae-in, ứng viên hàng đầu trong cuộc bầu cử lần này, người đã thua cuộc trong cuộc bầu cử trước, muốn tái khởi động Kaesong. Moon còn muốn mở cửa lại Núi Kumgang, khu du lịch nghỉ dưỡng tại Triều Tiên từng chào đón khách du lịch Hàn Quốc từ 1998-2008.

Điều kiện mà Moon đưa ra rất đơn giản: Đóng băng chương trình hạt nhân và chấp nhận khởi động tiến trình đảm phán để hoàn toàn xóa sổ chương trình.

Ứng viên Moon Jae-in

Đây có vẻ là một thỏa thuận không đến nỗi tồi đối với một nhân vật theo chủ nghĩa tự do của Hàn Quốc nhưng có một điểm đáng chú ý: Triều Tiên không phát triển chương trình hạt nhân để buộc chính phủ Hàn đầu tư cho sự phát triển hay đưa du khách tới bãi biển của mình.

Thực ra, Bình Nhưỡng còn từng vui vẻ phát triển vũ khí và tên lửa trong khi chấp nhận viện trợ của Seoul hồi những năm 2000 và không có gì đảm bảo ông Moon, nếu có thể giành được cương vị Tổng thống, ngăn cản họ tiếp tục làm như vậy.

"Hòa bình có súng đạn"

Với quan điểm trên, Moon đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích trong suốt thời gian tranh cử. Ứng viên trung hữu Hong Jun-pyo đã nhiều lần cáo buộc rằng Moon đang dự tính thành lập một chính phủ cánh tả với lập trường quá mềm mỏng trước Triều Tiên.

Ứng viên Hong Jun-pyo

Một trong những bằng chứng ủng hộ lập luận của Hong là mối quan hệ thân thiết của Moon với cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, người cũng từng bị chỉ trích vì quá mềm mỏng với Triều Tiên.

Gần đây còn nổi lên thông tin rằng năm 2007, khi làm cố vấn cho Roh, ông Moon đã đề xuất chính phủ Hàn tham vấn Bình Nhưỡng trước khi đưa ra lập trường về việc Liên Hợp Quốc ra nghị quyết lên án vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên. Ông Moon đã phủ nhận cáo buộc này.

Hong đã đặt một cái tên rất bắt tai cho chính sách Triều Tiên của mình - "Hòa bình có súng đạn". Nhìn chung, chính sách này mang quan điểm tiếp diễn trạng thái đóng băng quan hệ với Triều Tiên, cùng với tăng cường ngân sách quốc phòng và tiếp tục phụ thuộc và hỗ trợ quân sự từ Mỹ.

Những quan điểm của Hong cơ bản không có gì mới, không có gì đáng ngạc nhiên. Ông là ứng viên đến từ đảng của cựu Tổng thống Park Geun-hye và đứng vị trí thứ 3 trong phần lớn các khảo sát trước thềm bầu cử.

Ứng viên Ahn Cheol-soo

Bên cạnh Hong Jun-pyo, một đối thủ khác của Moon Jae-in là doanh nhân công nghệ thành công Ahn Cheol-soo, người mới trong chính trường Hàn Quốc.

Không có nhiều kinh nghiệm chính trị trong tay, Ahn tìm cách gây ấn tượng với những thành phần trung tả từng ủng hộ đảng của ông ta trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, và cả phe trung hữu, những người không muốn Moon và Hong lên làm Tổng thống. swinging in Hong's direction.

"Lướt qua Hàn Quốc"

Theo nhận định của tôi, Yoo Seung-min, ứng viên bảo thủ trong kỳ bầu cử này hiện đang là người hiểu biết và đầy đủ phẩm chất nhất trong số ứng viên. Ông đã nhấn mạnh được tình trạng của Hàn Quốc hiện thời.

"Lướt qua Hàn Quốc" (Korea Passing) có lẽ là cụm từ thích hợp để mô tả tình trạng này. Bắt nguồn từ cụm từ "Lướt qua Nhật Bản" (Nhật Bản không còn được xem trọng và bị các quốc gia khác bỏ qua, không để mắt tới trong xã hội luôn đổi thay), "lướt qua Hàn Quốc" ý chỉ quan điểm của Seoul về Bình Nhưỡng không được thế giới coi trọng.

Cũng như Yoo, tôi muốn Hàn Quốc được coi trọng, nhưng để điều đó xảy ra, có lẽ cần một thứ gì khác biệt, độc đáo - ví dụ như một động thái tạo điều kiện cho hòa bình, chứ không phải những gì chính quyền Trump muốn.

Bình Nhưỡng vốn đã có khả năng tấn công Triều Tiên bằng lực lượng quân sự thông thường cùng kho vũ khí hạt nhân hiện thời. Vì thế, đóng băng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là mối quan tâm của Mỹ, hơn là của Hàn Quốc.

Đúng là Washington đã giúp Seoul có được hòa bình trong suốt 70 năm qua. Nhưng việc Mỹ dọa tấn công Triều Tiên thì không hề có lợi cho Hàn Quốc. Hai bên không còn là những đồng minh đơn thuần nữa. Và người đứng đầu hai nước sẽ phải lựa chọn giữa sự an toàn của Seoul và sự an toàn của San Francisco.

Người sẽ đắc cử sau cuộc bỏ phiếu hôm nay sẽ phải cân bằng giữa một chính quyền Mỹ đang tìm cách cứng rắn với Triều Tiên và khát vọng hòa bình, ổn định trên bán đảo.

Tin nổi bật