Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tích cực đóng góp ý kiến về chính sách với người hiến mô, bộ phận cơ thể người: Chìa khóa giải quyết các bất cập tồn tại

(DS&PL) -

Nhiều văn bản, chính sách liên quan đến lĩnh vực hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người được ban hành nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế, nhiều vấn đề mới phát sinh cần được điều chỉnh. Vì vậy việc bàn luận, cung cấp các thông tin, góp ý cho chính sách là rất cần thiết để từ đó hoàn thiện chính sách pháp luật về chính sách độ tuổi, quyền lợi và chi trả đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người.

Thời gian qua, công tác truyền thông, vận động, tôn vinh được thực hiện thường xuyên đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân, tạo sức lan tỏa trong xã hội về nghĩa cử cao đẹp, tinh thần nhân văn, nhân ái. Nhờ đó, ngày càng nhiều ngườ tự nguyện đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân bị suy tạng, mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình. 

Thành công trong ghép mô, bộ phận cơ thể người cũng đã góp phần nâng cao vị thế vai trò của ngành Y tế Việt Nam trong việc triển khai những kỹ thuật tiên tiến, chuyên sâu, phức tạp hàng đầu của y học hiện đại.

Trong những năm gần đây, hành động đầy tính nhân văn ấy đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội và nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề hiến mô, tạng đã có sự chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực.

Phát biểu tại hội thảo khoa học về chính sách độ tuổi, quyền lợi và chi trả đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người. GS.TS Trần Văn Thuấn nhấn mạnh ghép bộ phận cơ thể người là một trong 10 phát minh lớn của nhân loại thế kỷ XX và ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đó, ông Trần Văn Thuấn thông tin: "Tại Việt Nam, ca ghép tạng đầu tiên thành công là ghép thận từ người cho sống cùng huyết thống vào năm 1992. Từ đó đến nay, sau 29 năm thực hiện, nước ta đã có 21 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện một hoặc một số kỹ thuật ghép tạng, trong đó đã thực hiện ghép được 6 loại tạng với hơn 6.000 ca ghép tạng. Điều này đã mở ra cơ hội giúp cứu chữa, kéo dài sự sống cho hàng nghìn bệnh nhân bị suy tạng trong cả nước".

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo. 

Đánh giá quá trình 15 năm thực hiện, các điều kiện kinh tế - xã hội đã có sự thay đổi, Nhận thức của người dân được nâng lên, nhiều văn bản, chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đã được ban hành có liên quan đến lĩnh vực hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người. Tuy nhiên, một số quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người hiện hành đã bộc lộ những bất cập, hạn chế không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhiều vấn đề mới phát sinh cần được điều chỉnh, trong đó vấn đề về độ tuổi, quyền lợi và chi trả chi phí đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người như: Chưa quy định độ tuổi đối với người hiến chết não dưới 18 tuổi, chưa quy định rõ về vấn đề chi trả các chi phí liên quan đến việc hiến tạng đối với người hiến khi còn sống, sau khi chết…

Thứ tưởng Trần Văn Thuấn nhận xét: "Điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền hiến tặng và nguồn hiến mô, bộ phận cơ thể người, đặc biệt là hạn chế nguồn hiến từ người cho chết não, từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động ghép mô, bộ phận cơ thể người nói chung ở nước ta".

Quang cảnh hội thảo. 

Theo đó, ông Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, việc bàn luận, cung cấp các thông tin, góp ý cho chính sách là rất cần thiết để từ đó hoàn thiện chính sách pháp luật về chính sách độ tuổi, quyền lợi và chi trả đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người. Kết quả thảo luận sẽ giúp Bộ Y tế có thêm thông tin để xây dựng hồ sơ, kiến nghị sửa đổi đối với Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cho phù hợp, khả thi hơn…

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đã đề nghị các đại biểu, chuyên gia về ghép mô, bộ phận cơ thể người quan tâm, chia sẻ thông tin, đóng góp ý kiến về chính sách độ tuổi, quyền lợi và chi trả chi phí đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người, chỉ ra các vướng mắc, bất cập và đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Bộ Y tế giao Vụ Pháp chế tổng hợp và hoàn thiện đối với chính sách này.

Tại hội thảo, đại diện Bộ Y tế cũng đã phổ biến tóm tắt dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách về độ tuổi, quyền lợi của người hiến mộ, bộ phận cơ thể người; các cơ quan chức năng liên quan chia sẻ một số nội dung như: Cơ sở khoa học và thực tiến để xác định độ tuổi người hiến mô, bộ phận cơ thể người; Pháp luật một số nước trên thế giới về độ tuổi người hiến, quyền lợi và chi trả chi phí đối với người hiến mộ, bộ phận cơ thể người; Quyền lợi và việc chi trả chi phí hiến tạng từ người cho chết não- Thực tiễn triển khai và kiến nghị; Thực trạng thi hành chính sách độ tuổi, quyền lợi và chi trả cho người hiến mô, bộ phận cơ thể người tại bệnh viện; Quyền lợi, chi trả cho người hiến mô, bộ phận cơ thể người.

Mặc dù, ngành ghép tạng của Việt Nam đi sau thế giới khoảng 40 năm nhưng đến nay trình độ ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng với các nước trên thế giới. Cả nước đã có hơn 20 trung tâm ghép tạng. Các bác sĩ ở Việt Nam đã thực hiện thành công và làm chủ được các kỹ thuật ghép thận, ghép gan, ghép phổi, ghép tim, ghép giác mạc… Thậm chí, rất nhiều nơi đã có thể ghép đa tạng, ghép đồng thời các mô tạng cho nhiều bệnh nhân…

Tuy nhiên, trên thực tế, so với các nước trên thế giới, số ca ghép tạng đã thực hiện ở Việt Nam vẫn còn rất ít. Từ ca ghép thận đầu tiên năm 1992 đến nay mới có khoảng 5.000 ca, trong đó chủ yếu là ghép thận. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân đang chờ nguồn để ghép mô, tạng hiện nay lại rất nhiều và ngày càng tăng lên nhanh chóng. Trung bình mỗi năm cả nước có trên 1.000 người cần ghép tạng, họ đang giành giật sự sống từng giây, từng phút, với mong mỏi được hồi sinh. Do đó, việc đăng ký hiến và hiến tặng mô, tạng hôm nay là hành động vô cùng ý nghĩa, chính là trao tặng cơ hội, mang lại sự sống diệu kỳ cho hàng ngàn người bệnh.

Minh Hạnh (T/h)

Tin nổi bật