Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thường xuyên ăn lẩu mùa lạnh, chàng trai suýt mất mạng vì lý do này

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Thời tiết chuyển lạnh là nhiều người thích dùng các món nóng như ăn lẩu, tuy nhiên, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu như thưởng thức món ăn này không đúng cách.

Từ lâu, món lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, nhất là trong những ngày trời lạnh. Một nồi lẩu có thể là cái "cớ" để gia đình quây quần, hội tụ. Bạn có thể chọn đa dạng thực phẩm, có thể phục vụ nhu cầu và sở thích của nhiều người. Thế nhưng sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu như thưởng thức món ăn này không đúng cách.  

Bác sĩ Giang Mạnh Tranh - bác sĩ điều trị tại Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Đại Giáp Lý, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, cách đây vài ngày, một người đàn ông khoảng 30 tuổi nhập viện, anh không hề biết mình bị cao huyết áp, có sở thích ăn lẩu. Gần đây trời chuyển lạnh, người đàn ông này ăn lẩu thường xuyên.

Bệnh nhân cho biết, vài ngày trở lại đây anh bị tức ngực và khó chịu, ban đầu anh không coi trọng, chịu đựng cơn đau và đi làm như bình thường, không ngờ cơn đau dữ dội ở ngực lại càng ngày càng nghiêm trọng, thêm hiện tượng đổ mồ hôi đêm, đau đến mức gần như không thể chịu đựng được, kèm theo khó thở.

Cảm thấy bệnh nặng, bệnh nhân xin nghỉ việc và ngay lập tức đến bệnh viện để điều trị. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện anh mắc bệnh nhồi máu cơ tim, muộn hơn chút nữa là khó sống. Trong thời gian vàng, bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu đặt stent thông tắc, sau khi điều trị và dùng thuốc, anh qua cơn nguy kịch, cơ thể đang dần hồi phục.

Thường xuyên ăn lẩu mùa lạnh, chàng trai suýt mất mạng vì lý do này. Ảnh minh họa.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Giang Mạnh Thành chỉ ra, thời tiết chuyển lạnh là nhiều người thích dùng các món nóng như ăn lẩu, tuy nhiên, hầu hết các món lẩu đều có chỉ số đạm cao, các loại nước chấm cũng pha nhiều gia vị, dầu mỡ, cực dễ ảnh hưởng đến mạch máu.

Đối với những người có vấn đề về mạch máu, huyết áp, trong mùa này có khả năng khởi phát các bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ dưới sự co bóp quá sức của mạch máu.

Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim thường xuất hiện là tức ngực, đau ngực, đổ mồ hôi ban đêm, khó thở, đau thắt ngực không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng cấp tính bao gồm đổ mồ hôi lạnh do khó thở, kéo dài trong thời gian dài... Quá 15 phút mà không thấy thuyên giảm thì nên đi khám ngay, không được chậm trễ.

Những sai lầm chủ yếu khi ăn lẩu

Không ăn nhanh khi đồ ăn còn nóng

Nhiệt độ bình thường của trà và các món ăn nóng sẽ dao động ở khoảng 35 - 40 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước lẩu đang sôi sùng sục lại có thể chạm mức tới 110 độ C. Chính vì vậy, các nguyên liệu vừa mới vớt ra khỏi nồi lẩu thường rất nóng. Nếu ngay lập tức cho vào miệng thì chắc chắn sẽ làm tổn thương màng nhầy của đường tiêu hóa và khoang miệng. Hậu quả là dễ gây viêm loét dạ dày, thực quản. Vậy nên tốt nhất bạn cần chú ý đợi nguội hoặc chấm chút gia vị rồi mới nên ăn.

Không dùng chung đũa để gắp đồ sống, đồ chín

Khi nhúng đồ ăn vào nồi lẩu, đũa thường chạm vào cả nguyên liệu sống và chín. Thậm chí, có người còn dùng chung một đôi đũa để vừa nhúng thịt sống, vừa gắp thịt chín ra ăn. Điều này rất dễ đưa vi khuẩn trong thức ăn sống đi vào khoang miệng. Vậy nên, bạn cần chú ý chuẩn bị 2 đôi đũa chuyên dùng để gắp đồ sống và đồ chín riêng khi ăn.

Không nên ngồi ăn lẩu quá 2 - 3 tiếng

Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...

Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu. Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.

Không ăn đồ nhúng còn tái, đỏ

Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.

Không ăn lẩu rồi uống đồ lạnh cùng lúc

Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày. Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật