Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thương lái TQ không mua rắn, nông dân miền Tây lao đao

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Gần đây, thương lái không gom rắn xuất sang thị trường Trung Quốc khiến nông dân miền Tây lao đao không biết phải bán đi đâu.

(ĐSPL) - Gần đây, thương lái không gom rắn xuất sang thị trường Trung Quốc khiến nông dân miền Tây lao đao không biết phải bán đi đâu.

Ông Trần Văn Hoàng ở ấp Tây Bình, huyện Thoại Sơn, An Giang chia sẻ trên Zing.vn, hơn 3 năm nay chưa từng thấy giá rắn giảm mạnh như bây giờ. Giá rớt mạnh nhưng nông dân muốn bán cũng không dễ, vì không tìm ra thương lái thu mua.

Cách đây khoảng 2 năm, rắn giống (rắn con) được ông Hoàng bán với mức giá 250.000 đồng/con, rắn thương phẩm trên 1 triệu đồng/kg (loại 1,2 kg/con). Tuy nhiên, sau một năm rắn giống rớt xuống chỉ còn 100.000 đồng/con, rắn thịt còn 720.000 đồng/kg, và hiện tại chỉ có 50.000 đồng/con rắn con, 250.000 đồng/kg rắn thịt.

Cũng theo ông Hoàng, trước đây nuôi rắn với số lượng ít thì người nuôi có thể bỏ công đi kiếm mồi, nhưng giờ đàn rắn tăng lên, không còn cách nào khác là người nuôi phải mua thức ăn. Ếch, nhái, món ăn chính cho rắn trước đây chỉ 20.000-25.000 đồng/kg, giờ đã lên 30.000-40.000 đồng/kg, trong khi rắn lớn, nhu cầu thức ăn tăng hàng ngày nhưng cứ nuôi mãi không bán được.

Nông dân miền Tây lao đao vì rắn rớt giá. (Ảnh Ngọc Trinh)

Về nguyên nhân chính khiến rắn giảm giá mạnh như vậy, ông Đặng Thành Trung, Chủ tịch Hội nông dân xã Thoại Giang chia sẻ, trước đây, loài rắn này được thương lái gom mua, xuất bán rất mạnh sang Trung Quốc nên cung không đủ cầu, giá liên tục tăng khiến nông dân ồ ạt thả nuôi.

Song thời gian gần đây, lượng rắn nuôi trong dân quá nhiều, không những trong xã này mà cả tỉnh An Giang và nhiều tỉnh miền Tây, nơi đâu cũng nuôi rắn, dẫn đến cung vượt cầu. Trong khi đó, thương lái không gom rắn xuất sang thị trường Trung Quốc nữa, dẫn đến tình trạng giá giảm không phanh.

Được biết, xã Thoại Giang thuộc huyện Thoại Sơn là khu vực nuôi rắn hổ hèo nhiều nhất tỉnh An Giang. Trước đây, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua luôn ở mức cao, nhiều hộ “hốt bạc”, còn hiện tại không ít người lâm cảnh lao đao khi bán rắn không đủ trả chi phí.

Trước đó, vào đầu năm 2014 người dân làng nghề Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) cũng lao đao vì rắn.

Ông Nguyễn Văn Kiên, trưởng thôn 3 cho biết trên Pháp Luật Việt Nam, ba mươi năm nay, nguồn rắn thịt ở Vĩnh Sơn chủ yếu bán cho các thương lái ở Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh để đưa sang Trung Quốc.

Giá bán trung bình 700.000 đồng/kg; có thời điểm được giá lên tới 1 triệu/kg. Ngoài bán rắn lấy thịt, người dân còn có thêm nguồn thu từ các sản phẩm khác từ rắn như: trứng rắn, rượu rắn, nọc rắn, cao rắn, da rắn... Hộ nuôi nhiều thu được 1 - 3 tỷ đồng/ năm.

“Năm 2010 và 2011, cả làng trúng đậm nhờ nuôi rắn. Trong hai năm đó, nhà cao tầng san sát mọc lên, nhiều nhà mua ô tô đắt tiền. Ai cũng tiếp tục vay vốn ngân hàng đầu tư mở rộng thêm chuồng trại”.

Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, giá rắn thịt giảm dần, thị trường tiêu thụ không được “thuận buồm xuôi gió”. Theo đó, giá bán rắn hổ mang loại một (trên 1,7kg/con) chỉ còn khoảng 480.000 đồng; loại 2 (1,2 - 1,7kg/con) khoảng 400.000 đồng/kg; loại 3 (dưới 1,2kg/con) chỉ còn 300.000 đồng/kg.

Ông Phùng Quang Hà, một thương lái trong làng chia sẻ: “Thực ra lúc này rắn không khó bán, nhưng vì giá xuống quá thấp nên ai cũng 'om' lại. Ngày nào vợ chồng tôi cũng hai chuyến ô tô lên cửa khẩu. Thị trường chính là Trung Quốc, nay tỏ ra khó tính, chê hàng và ép giá khiến lái buôn chúng tôi cũng phải chịu cảnh thua lỗ chẳng kém người chăn nuôi”.

Lý giải nguyên nhân “sút” giá đột ngột, ông Hà cho biết, thị trường Trung Quốc tiêu thụ rắn rất mạnh, chủ yếu cung ứng cho các nhà hàng. Thời điểm năm 2010, các cơ sở thu mua bên đó có nhu cầu mua thêm trứng rắn hổ mang về ấp, trả giá cao 150.000 đồng/quả. Thấy bán trứng có lãi cao, mất ít công, ít vốn nên người dân ồ ạt đem hết trứng đi bán.

Tin nổi bật