Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thực trạng đấu thầu hiện nay: Không có “cửa” cho doanh nghiệp lạ?

(DS&PL) -

Nhà thầu quen mặt, chỉ định chủng loại hàng hoá, nêu điều kiện hạn chế nhà thầu,… đó là những dấu hiệu bất thường trong công tác đấu thầu tại nhiều đơn vị thời gian qua.

Nhà thầu quen mặt, chỉ định chủng loại hàng hoá, nêu điều kiện hạn chế nhà thầu,… đó là những dấu hiệu bất thường trong công tác đấu thầu tại nhiều đơn vị thời gian qua.

Những khuất tất trong các gói thầu hay thông thầu không còn là chuyện quá xa lạ. Thế nhưng, với những biểu hiện bất bình thường, những dấu hiệu lạ từ các gói thầu vẫn khiến dư luận hết sức bức xúc.

Tìm hiểu của PV được biết, gói thầu mua sắm có giá trị hơn 800 triệu đồng đều về tay nhà thầu công ty CP T.T. Từ khi đăng ký trên mạng đấu thầu quốc gia, các  gói thầu mà Công ty này đã trúng hoặc đang tham gia đấu thầu đều nằm trên địa bàn một quận của Hà Nội.

Công ty T.T. có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, trong đó 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Anh Hùng, ông Nguyễn Văn Mạnh và bà Lâm Mỹ Linh.

Theo thống kê, trước năm 2020, Công ty T.T. trúng gói thầu có giá trị cao nhất là 945 triệu đồng tại phòng một phòng giáo dục trên địa bàn Thủ đô.

Ảnh minh họa


Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalogue của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalogue đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị báo giá.Theo hướng dẫn tại Mẫu số 05 (Bản yêu cầu báo giá) ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Như vậy, hành vi bị cấm là lập HSMT hạn chế sự tham gia của các nhà thầu bằng cách nêu cụ thể Model hàng hoá đưa vào HSMT. Tuy nhiên, quy định này đã bị đơn vị “xé rào” không thực hiện nghiêm túc.

Cụ thể, tại gói thầu này, HSMT đã chỉ định rõ nhãn hiệu hàng hoá. Ngoài ra, tại gói thầu khác, bộ HSMT lại có những yêu cầu “không giống ai” và mang tính cục bộ.

Cụ thể, yêu cầu kỹ thuật về xuất xứ hàng hoá. Tất cả các loại hàng hoá của gói thầu này đều yêu cầu xuất xứ như chỉ định. 


L.T – D.T

Tin nổi bật