Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

(DS&PL) -

Đó là nhận định của ông Vũ Ánh Dương - Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Đó là nhận định của ông Vũ Ánh Dương - Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bên lề Hội thảo do đơn vị này phối hợp với Ủy ban trọng tài thương mại Hàn Quốc KCAB, và các đơn vị có liên quan tổ chức hôm 13/7 vừa qua.

PV: Một trong các sự kiện nổi bật của trọng tài quốc tế năm 2017 có sự kiện “Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) đã tiến hành cập nhật phiên bản quy tắc tố tụng trong năm 2016”. Việc thay đổi bộ quy tắc tố tụng trọng tài này của KCAB có gây ảnh hưởng gì (tích cực/tiêu cực) tới việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giữa Việt Nam – Hàn Quốc, đặc biệt trọng lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư?

Ông Vũ Ánh Dương - Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC: Chúng tôi cũng được biết là bên KCAB mới thay đổi bản quy tắc tố tụng trọng tài. Mục tiêu của quy tắc này là ban hành quy định mới đáp ứng phù hợp với những tiêu chuẩn toàn cầu. Tôi thấy, KCAB có ra những quy định mới như quy định về thủ tục rút gọn; trao thẩm quyền cho trọng tài viên khẩn cấp được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Một mục tiêu nữa của quy tắc, theo tôi, là rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp để đáp ứng tối đa yêu cầu của doanh nghiệp mong muốn một biện pháp giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả. Với sự thay đổi của bộ quy tắc như vậy, sẽ có tác động tích cực cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiếp cận phương thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn, hiệu quả hơn.

Ông Vũ Ánh Dương - Tổng Thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC.

PV: Ông đánh giá như thê nào về việc giải quyết tranh chấp trọng tài quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay?

Ông Vũ Ánh Dương - Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC: Việt Nam và Hàn Quốc là hai đối tác thương mại có kim ngạch hoạt động trao đổi thương mại đầu tư được coi là lớn. Ví dụ, Hàn Quốc là quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài số 1 tại Việt Nam, là một trong 3 đối tác thương mại lớn của Việt Nam hiện nay. Rõ ràng, với những quan hệ thương mại đầu tư diễn ra đa dạng ở mức độ cao như vậy, nguy cơ rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp phát sinh là khó tránh khỏi. Trong những trường hợp như vậy, phương thức trọng tài là phương thức có nhiều ưu điểm, như  thủ tục linh hoạt, đơn giản và đáp ứng tối đa yêu cầu lựa chọn của các bên tranh chấp. Chúng tôi nghĩ rằng, khi có tranh chấp phát sinh như vậy, 2 tổ chức trọng tài Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, và Hội đồng trọng tài thương mại Hàn Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi có tranh chấp phát sinh. 

PV: Theo ông đâu là nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng chưa thực sự hiệu quả phương thức trọng tài quốc tế trong giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, đầu tư?

Ông Vũ Ánh Dương - Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC: Thực tế thì đúng là trọng tài là phương thức có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận là, phương thức này còn khá mới mẻ tại Việt Nam đối với cộng đồng doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân. Thứ nhất, Việt Nam mới có nền kinh tế thị trường, bản thân phương thức này nó chỉ ra đời trong 1 nền kinh tế thị trường hoàn hảo, trong đó có yếu tố thức đẩy quyền tự do  kinh doanh. Trong điều kiện như vậy, phương thức trọng tài, tuy phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam và Hàn Quốc nó còn khá mới mẻ. Lý do thứ hai, do thói quen của cộng đồng doanh nghiệp, đa số doanh nghiệp chưa nhận thức được hết ưu điểm của phương thức trọng tài, có thói quen đưa ra giải quyết tại Tòa án truyền thông. Đây có thể là là những nguyên nhân dẫn tới phương thức trọng tài chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay. 

PV: Để khắc phục được điều đó, cần những nỗ lực và cải thiện nào từ phía Trung tâm trọng tài, các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan tại Việt Nam, Hàn Quốc?

Ông Vũ Ánh Dương - Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC: Để thúc đẩy được phương thức trọng tài phát huy được hiệu quả và phổ biến, theo tôi, cần những yếu tố sau: Ở góc độ vĩ mô, Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Chúng tôi là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, điều mà chúng tôi mong đợi là vai trò kiến tạo của Nhà nước. Chính phủ nên có chính sách rõ ràng trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, ban hành được 1 hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu quả, để đảm bảo quyền lợi của các bên khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bản thân các trung tâm trọng tài cũng phải nỗ lực, chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp, có đội ngũ trọng tài viên có kỹ năng giải quyết tranh chấp tốt, chuyên môn nghiệp vụ tốt, để tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, công bằng nhằm đáp ứng được niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng, là vai trò giám sát của tòa án đối với trọng tài. Hoạt động trọng tài tuy là phương thức độc lập đối với Tòa án, nhưng trong 1 số trường hợp, phương thức trọng tài phụ thuộc hỗ trợ và giám sát của tòa án. Kinh nghiệm cho thấy, nếu như tòa án có vai trò tích cực thiện chí ủng hộ trọng tài, thì việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài sẽ hiệu quả. 

PV: Việc sử dụng hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài Việt Nam Hàn Quốc tác động như thế nào trong việc thúc đẩy đầu tư Hàn Quốc?

Ông Vũ Ánh Dương - Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC: Rõ ràng là khi bất kỳ một doanh nghiệp nào có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh, hay tiến hành hoạt động kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu là quyền và lời ích hợp pháp của họ được bảo vệ. Như đã nói ở trên, quan hệ thương mại, đầu tư  giữa Việt Nam, Hàn Quốc đang diễn ra rất sôi động. Với việc tính chất quan hệ có nhiều phức tạp như vậy, các doanh nghiệp luôn mong chờ vào phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

PV: Trân trọng cám ơn ông./.

Tin nổi bật