Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ: Đốt 20 tấn cần sa, cảnh sát khiến cư dân cả thị trấn gặp ảo giác

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Khói từ vụ đốt hàng chục tấn cần sa bị tịch thu của cảnh sát ở Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến 25.000 cư dân thị trấn gặp tình trạng chóng mặt, buồn nôn và ảo giác.

Theo thông tin từ VTC News, vào ngày 18/4, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đốt 20,7 tấn cần sa tang vật vụ án ngay tại trung tâm thị trấn Lice, ở tỉnh Diyarbakır. Hoạt động này vô tình khiến khói cần sa lan tỏa khắp thị trấn, đặc quánh trong không khí.

Ít nhất 5 ngày sau, 25.000 người dân trong thị trấn không thể mở cửa sổ và đi ra đường. Nhiều người gặp các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và ảo giác.

Số cần sa bị tiêu hủy được thu giữ trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến 2024, trị giá 261,4 triệu USD (khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng), là tang vật của 1.941 vụ án suốt 2 năm.

“Mùi cần sa đã bao trùm cả thị trấn trong nhiều ngày. Chúng tôi không dám mở cửa sổ. Trẻ con thì liên tục có dấu hiệu khó thở, đau ốm và phải đi đến bệnh viện”, một người dân địa phương phàn nàn.

Số bao cần sa được xếp thành chữ "LICE" trước khi bị đốt cháy. Ảnh: Oddity Central.

Tuy nhiên, không chỉ cách thức tiêu hủy bị chỉ trích, mà còn cả chi tiết kỳ quái: số bao cần sa được xếp thành chữ "LICE" trước khi bị đốt cháy, khiến nhiều người dân cảm thấy khó chịu.

Ông Yahya Oger, Chủ tịch Hiệp hội Yesil Yıldız, lên tiếng phản đối cách thức xử lý này, nhấn mạnh: “Điều này có thể nhằm mục đích răn đe, nhưng việc tiêu hủy ngay trung tâm thành phố khiến nhiều người gặp phải sự khó chịu nghiêm trọng do khói cần sa.”

Ông đề nghị cần sa nên được đốt trong các nhà máy có hệ thống lọc khí, thay vì để khói ảnh hưởng trực tiếp đến cư dân. Ông cũng cảnh báo giống như thuốc lá ảnh hưởng đến người hút thụ động trong không gian kín, khói từ cần sa bị đốt có thể gây ra tình trạng say, chóng mặt, buồn nôn và thậm chí ảo giác, theo báo Giáo dục và Thời đại.

Ông nhấn mạnh rằng việc chính quyền đạt thành tích trong cuộc chiến đẩy lùi ma túy là rất đáng ghi nhận, nhưng cách tiêu hủy cần sa như vậy hoàn toàn sai. 

“Việc tiêu hủy hoặc đốt các loại thảo mộc như vậy cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc nghiêm trọng. Nhà chức trách nên xử lý chất ma túy trong các nhà máy có ống khói lọc hoặc khu vực xa trung tâm dân cư”, ông giải thích.

Hiệp hội Green Star đề nghị cung cấp các chương trình giáo dục về nhận thức ma túy tại các cơ quan thực thi pháp luật và trường học. Trong vụ việc này, mặc dù người dân vẫn tiếp tục báo cáo về các vấn đề sức khỏe nhưng cơ quan chức năng không có bất cứ nỗ lực nào để khắc phục hậu quả.

Trên diễn đàn Reddit, nhiều người bày tỏ bức xúc về sự tắc trách của cơ quan chức năng địa phương. "Gần nhà tôi cũng từng có trường hợp tiêu hủy cần sa như vậy khoảng chục năm trước. Cơ quan chức năng chặt hết cả một vườn rồi gom chúng thành một đống lớn để đốt. Tuy nhiên, hạt giống vẫn bay theo gió, giờ thỉnh thoảng vẫn thấy một cây cần sa mọc dại ven đường", một người dùng bình luận.

Tin nổi bật