Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thi và kiểm tra học kỳ ở trường phổ thông khác nhau như thế nào?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Thi và kiểm tra là hai hình thức đánh giá phổ biến trong quá trình học tập của học sinh phổ thông. Tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt về mục tiêu, hình thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.

Theo đó, điểm a, b, khoản 1, Điều 7 quy định kiểm tra, đánh giá định kì như sau:

"Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện".

Ảnh: Thanh niên

Ngày 20/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018).

Điều 7 quy định đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

Như vậy, Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì (giữa kì, cuối kì), thường gọi là kiểm tra, hoàn toàn không có khái niệm "thi giữa kì", "thi cuối kì".

Việc nhầm lẫn tên gọi giữa "thi" và "kiểm tra" không những làm sai lệch nội dung của các Thông tư mà còn làm cho giáo viên và học sinh càng thêm lúng túng, áp lực.

Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường phổ thông cần chấn chỉnh cách gọi "thi" bằng "kiểm tra" nhằm giúp giáo viên, học sinh thực hiện đúng quy định các Thông tư về kiểm tra, đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Tin nổi bật