Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thị trường quà Tết 2015: Kỳ công Kỳ linh Ất Mùi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Càng những ngày giáp Tết, hình ảnh linh vật của năm mới càng tràn ngập thị trường. Những biểu tượng Dê 2015 với đủ chất liệu, kiểu dáng đua nhau xuất hiện.

(ĐSPL) - Càng những ngày giáp Tết, hình ảnh linh vật của năm mới càng tràn ngập thị trường. Những biểu tượng Dê 2015 với đủ chất liệu, kiểu dáng đua nhau xuất hiện. Giữa những chú dê nửa Việt, nửa Trung, dập khuôn công nghiệp thì thông tin về Kỳ Linh Ất mùi được làm thủ công 100\% từ các Nghệ nhân của nhiều Làng nghề đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.

Với mong muốn tạo ra một hình tượng linh vật xứng tầm giá trị văn hóa nghìn năm của người Việt, đón Xuân Ất Mùi năm nay, các Nghệ nhân của Làng gốm Bát Tràng, Làng nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ đã cùng kết hợp trong Dự án 1102 tạo nên một tác phẩm thủ công mỹ nghệ thuần Việt, đặc sắc chưa từng có.

Tác phẩm là sự hội tụ trí tuệ của các Nghệ nhân cùng những tinh hoa của làng nghề truyền thống. Hiện nay chi tiết về dự án vẫn đang trong vòng bí mật, nhưng qua tìm hiểu của phóng viên, quá trình tạo ra linh vật này mà các Nghệ nhân đặt tên là Kỳ Linh Ất Mùi, hết sức kỳ công.

Từ ý tưởng mang đến một linh vật “thuần việt” dành riêng cho người Việt trong năm mới, các Nghệ nhân đã xây dựng hình tượng Kỳ Linh dựa trên nhiều nghiên cứu khảo cổ về linh vật con Dê trong lịch sử Việt Nam.

Vàng quỳ để dát lên Kỳ Linh.

Thêm vào đó, chất liệu làm nên Kỳ Linh là Gốm và Vàng, theo thuyết ngũ hành Gốm là Thổ, Vàng là Kim, Thổ sinh Kim và mang ý nghĩa tương sinh với mệnh “Sa trung Kim” (vàng trong cát) của năm 2015. Tất cả cho thấy một sự nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc của các Nghệ nhân khi làm nên tác phẩm Kỳ Linh Ất Mùi.

Sự kỳ công còn thể hiện trong việc tìm tòi nguồn nguyên liệu tạo nên tác phẩm. Đất được mang về từ nơi khởi nguồn dân tộc Viêt - Đất tổ Hùng Vương, đến đất sét trắng chọn lấy ở Đông Triều - nơi có núi thiêng Yên Tử, đền thờ Đức Thánh Trần, nước phù sa sông Hồng hòa quyện vào đất thiêng mà nhào nặn, mà chế tác bởi những bàn tay tài hoa tinh xảo của các Nghệ nhân.

Cỏ cây được lấy về từ nhiều vùng quê để nhóm nên ngọn lửa thiêng hun đúc Kỳ linh. Vàng mười dát lên kết hợp với chất men cổ truyền làm cho linh vật đẹp một cách linh thiêng kỳ bí.

Trước khi thực hiện quá trình tạo hình, các Nghệ nhân Bát Tràng sẽ mang một khối đất nguyên liệu đến đình thờ Tổ nghề cầu sự hanh thông. Không chỉ vậy, theo nhiều nguồn tin Kỳ Linh Ất Mùi sẽ được đưa lên đền Thượng núi Ba Vì để làm lễ hô Thần nhập Tượng xin lộc cầu may.

Tác phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo này được chế tác qua rất nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều Nghệ nhân, mang những ý nghĩa Văn hóa – Tâm linh nên dự đoán số lượng sẽ rất hạn chế.


Tin nổi bật