(ĐSPL) – Sáng 13/11, một nữ giáo viên Trường THPT Phú Quốc (Kiên Giang) phải nhập viện cấp cứu sau khi bị ong vò vẽ đốt gần 100 mũi.
Theo thông tin đăng tải trên Dân Trí, sáng 13/11, cô T. - giáo viên trường THPT Phú Quốc - trên đường đến Trung tâm bồi dưỡng chính trị tham dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, khi đến đoạn đường ấp Suối Đá (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc) thì bất ngờ bị đám ong vò vẽ bu đốt gần 100 mũi…
Sau đó, thầy Lê Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường THPT Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, cô giáo bị ong đốt là cô Phạm Tú T. (43 tuổi, giáo viên môn Ngữ văn của trường). Sau khi sự việc xảy ra, người thân đã chuyển cô T. lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM điều trị.
Theo thầy Vân, qua liên lạc bằng điện thoại, gia đình cô T. cho biết, hiện cô T. trong tình trạng hôn mê sâu, vẫn nằm ở phòng chăm sóc tích cực, không thể tự thở được nên các bác sĩ đã phải mổ để đặt ống thở hỗ trợ.
Ảnh minh họa. |
Đây không phải trường hợp đầu tiên bị ong đốt gây nguy hại đến sức khỏe.
Trước đó ít ngày, một cán bộ ngân hàng cũng bị ong đốt nhưng không qua khỏi đã tử vong. Theo Dân Việt, vào sáng 5/11, anh T.B.D (32 tuổi) trú xã Hưng Lộc, Tp. Vinh, Nghệ An chuẩn bị đi làm thì phát hiện có ong trong quần của mình, thấy vậy anh đã vào nhà của một người hàng xóm để bắt và đập chết con ong.
Hàng xóm của anh D cho biết, con ong này có màu vàng đen, to hơn ong mật và đó có thể là ong vò vẽ. 15 phút sau anh D cảm thấy choáng váng, gục trên bàn làm việc và được đưa đi cấp cứu. Sau khi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Nghệ An anh D đã tỉnh táo dần, tuy nhiên chỉ ít tiếng sau anh D. bị tụt huyết áp mạnh, các bác sỹ cho biết anh D. bị nhiễm độc do ong đốt trên nền bệnh nhân mắc bệnh tim. Ngay sau đó, anh D. được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để chữa trị và tử vong vào sáng 6/11.
Cách xử trí khi bị ong đốt:
Theo Sức khỏe & Đời sống, khi bị ong đốt, nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau:
Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc.
Trước hết phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
Khi bị ong đốt, dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim... để khều kim chích ra.
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (LKBCB), các hành vi bị cấm trong hoạt động khám chữa bệnh gồm: “từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh;… vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; … gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề…”. Ngoài ra, tại Điều 36, Điều 37 LKBCB cũng quy định rõ nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là y, bác sĩ) đối với người bệnh, với nghề nghiệp như sau: “Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này; tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh; tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này; …thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật; chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình;… tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh…”. Như vậy, việc một số y, bác sỹ do thiếu trách nhiệm hoặc thiếu trình độ chuyên môn dẫn đến việc "vô ý" làm chết bệnh nhân có thể đã vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như viện dẫn. Theo quy định tại Điều 73, Điều 74 LKBCB, khi xảy ra tai biến đối với người bệnh, việc xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật của y, bác sĩ sẽ do một Hội đồng chuyên môn kết luận. Hội đồng chuyên môn được thành lập bởi người đứng đầu cơ sở khám bệnh nếu có yêu cầu giải quyết tranh chấp; hoặc nếu người đứng đầu cơ sở khám bệnh không tự thành lập được thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp thành lập. Trong trường hợp vụ việc liên quan đến tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết theo thủ tục tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế thành lập hội đồng chuyên môn để tiến hành giám định. Hội đồng chuyên môn xác định y, bác sĩ “có sai sót chuyên môn kỹ thuật” khi đã thực hiện một trong các hành vi sau đây: “a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh; b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp; c) Xâm phạm quyền của người bệnh”. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
MỸ AN (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]G7Bs75CVcb[/mecloud]