Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thanh Hoá đề xuất nghiên cứu xây dựng đập thủy lợi thủy điện 6.000 tỷ đồng

(DS&PL) -

Thanh Hóa đề xuất nghiên cứu đầu tư xây dựng đập thủy lợi thủy điện Cẩm Hoàng (thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy), phục vụ tưới cho 30.287 ha.

Thanh Hóa đề xuất nghiên cứu đầu tư xây dựng đập thủy lợi thủy điện Cẩm Hoàng (thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy), phục vụ tưới cho 30.287 ha.

Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội vừa có buổi khảo sát về tình hình an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập tại tỉnh Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc, thay mặt UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đức Quyền đề nghị với đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về một số vấn đề an ninh nguồn nước cần được quan tâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị Quyết về an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập.

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá đề xuất nghiên cứu đầu tư xây dựng đập thủy lợi thủy điện Cẩm Hoàng tại thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy để điều tiết nguồn nước phục vụ tưới cho 30.287 ha, với kinh phí đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Thanh Hoá cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ có quy chế phối hợp với Chính phủ Lào về việc cung cấp thông tin mưa lũ trên lưu vực sông Mã, sông Chu phía nước bạn Lào để tỉnh Thanh Hóa nắm bắt, kịp thời ứng phó trong mùa mưa, lũ...

Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đã đi khảo sát vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước và công tác quản lý an toàn hồ, đập tại hồ Cửa Đạt, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân. Ảnh: Báo Đầu tư

Lãnh đạo Quốc hội đồng tình với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa về các vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước. Đồng thời, sẽ kiến nghị với các cấp, bộ, ngành có liên quan để đưa vào nghiên cứu đầu tư xây dựng đập thủy lợi, thủy điện Cẩm Hoàng; hệ thống thủy lợi cấp nước tưới khu vực ven đường Hồ Chí Minh.

Được biết, tỉnh Thanh Hóa hiện đã xây dựng được hơn 4.000 công trình thủy lợi lớn, nhỏ, với tổng năng lực tưới thiết kế cho 214.401 ha, tưới thực tế cho 158.644 ha, đạt 77% diện tích canh tác.

Trên địa bàn tỉnh có 5 hệ thống sông chính, gồm: Sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng và sông Chàng. Trong đó sông Mã là hệ thống sông liên Quốc gia và là một trong 14 lưu vực sông lớn nhất cả nước, với diện tích lưu vực 28.490 km2. Hiện Trên dòng sông Mã đã xây dựng được hơn 10 bậc thang thủy điện.

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, dân số đông; hệ thống sông chính và số lượng công trình thủy lợi dày đặc, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, hiện tỉnh Thanh Hóa đang đứng trước nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề anninh nguồn nước, như: Nhiều hồ chứa hiện đang ở mực nước chết, khiến năng lực tưới bị hạn chế, nên vẫn còn nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp không đủ nước tưới.

Về nguồn nước sinh hoạt mới cơ bản đáp ứng được nguồn nước cho khu vực đô thị, còn lại tỷ lệ sử dụng nguồn nước bảo đảm an toàn tại khu vực nông thôn, miền núi còn thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật