Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tháng 8: Những sự kiện đáng ghi nhớ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cách mạng tháng 8 thành công, ngày thành lập các cơ quan công quyền giúp việc cho chính thể cộng hòa…là những sự kiện đã đi vào mốc son lịch sử của dân tộc ta.

(ĐSPL) - Cách mạng tháng 8 thành công, ngày thành lập các cơ quan công quyền giúp việc cho chính thể cộng hòa… là những sự kiện đã đi vào mốc son lịch sử của dân tộc ta.

10/8: Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố lấy ngày 10/8 (ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải chất độc hóa học ở chiến trường miền Nam Việt Nam) hằng năm làm “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng tới 3-5 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại này.     

Ngày 25/6/2004, tại Hội nghị “Vì các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, cùng 32 tổ chức thành viên đã biểu lộ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, động viên các tầng lớp nhân dân ra sức giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trong cuộc sống và trong cuộc đấu tranh đòi công lý.

Hội nghị nhất trí đề nghị và được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý lấy ngày 10/8 (ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải chất độc hóa học ở chiến trường miền Nam Việt Nam) hàng năm làm “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng tới 3-5 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại này.     

Kể từ đó đến nay, sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân ta và bạn bè quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”, trong các dịp lễ, tết... nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tham dự các cuộc gặp mặt nạn nhân, thăm hỏi và trao quà tới các gia đình, các trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân.

Ngày 19/8: Cách mạng tháng 8, tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (Ảnh TL).

Ngày 8/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, đẩy quân phiệt Nhật vào tình thế thất bại. Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới, những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi. Uỷ ban khởi nghĩa gửi quân lệnh số 1 cho đồng bào và cho chiến sĩ cả nước ngay trong đêm ấy.

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến ngày 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.

Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mit-tinh. Đến chiều ngày 19/8, toàn bộ TP Hà Nội đã nằm trong tay lực lượng cách mạng. Diễn biến thắng lợi của cuộc cách mạng ở Hà Nội đã khích lệ khí thế cách mạng trong cả nước, tính đến 26/8, toàn bộ chính quyền trên cả nước đã chuyển vào tay lực lượng cách mạng.

Cách mạng tháng 8 thành công là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đấu dấu bước tiến nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.

20/8/1888: Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Việt Nam)

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là gương mẫu đạo đức cách mạng.

Tôn Đức Thắng (1888-1980) còn có bí danh Thoại Sơn và từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ông sinh ngày 20/8/1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Ông được Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân." 

Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato - huân chương cao quý nhất của Mông Cổ..

Ngoài ra, ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lênin do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, sự trung thành tận tụy với Đảng, tinh thần bất khuất trước kẻ thù, về đức khiêm tốn, giản dị, về tình thương yêu giai cấp đối với đồng chí, đồng bào. Đồng thời ông cũng là một trong những người bạn, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuộc đời và những cống hiến của chủ tịch Tôn Đức thắng cho sự nghiệp cách mạng luôn là niềm tự hào của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, của Mặt trận dân tộc thống nhất và toàn thể nhân dân ta.

Ngày 28/8: Ngày thành lập Các cơ quan công quyền giúp việc cho chính thể cộng hòa.

Ngày 28/8 đã đi vào mốc son lịch sử của dân tộc ta. Đó là ngày Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia gồm các bộ, ngành để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc.

Trong số trên mười bộ, ngành được thành lập ngày 28/8/1945 có ngành công tác Văn phòng hành chính; ngành Tổ chức Nhà nước và các Bộ Thông tin - Tuyên truyền, Lao động, Tài chính, Tư pháp.

Kể từ đó, ngày 28/8 trở thành ngày truyền thống chung được các ngành trên tổ chức kỷ niệm hằng năm.

 

Tin nổi bật