Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thảm sát đẫm máu ở Mali, ngôi làng hơn 100 người gần như bị xóa sổ

(DS&PL) -

Chính phủ xác nhận có 95 người đã bị giết hại và 19 người mất tích sau vụ thảm sát ở Mali. Rất nhiều động vật bị giết hại và hàng loạt ngôi nhà bị thiêu rụi.

Chính phủ xác nhận có 95 người đã bị giết hại và 19 người mất tích sau vụ thảm sát ở Mali. Ngoài ra, rất nhiều động vật bị giết hại và hàng loạt ngôi nhà bị thiêu rụi.

Binh sĩ Mali. Ảnh: Getty

Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công hôm 2/6, xảy ra ở làng Sobale Kou, gần thị trấn Sanga (Mali).

“Lúc này, 95 người của chúng tôi đã chết. Các thi thể bị đốt cháy, và chúng tôi vẫn đang tìm kiếm những người khác”, một quan chức ở huyện Koundou, nơi có làng Sobane-Kou vừa xảy ra vụ việc, cho biết.

Một nguồn tin an ninh Mali tại hiện trường cho biết “ngôi làng Dogon gần như đã bị xoá sổ”. Bên cạnh đó, rất nhiều động vật bị giết hại và hàng loạt ngôi nhà bị thiêu rụi.

Vụ tấn công này được xem là diễn biến mới nhất trong vòng xoáy bạo lực ở miền trung Mali.

Các cuộc tấn công qua lại giữa các sắc tộc bắt đầu khi một nhóm cực đoan, chủ yếu là người Fulani, do nhà thuyết giảng Amadou Koufa cầm đầu nổi lên trong khu vực và bắt đầu tấn công nhằm vào các nhóm thiểu số người Bambara và Dogon.

Người Fulani, còn được gọi là Peul, chủ yếu là người chăn nuôi gia súc và thương nhân, trong khi người Bambara và Dogon là những người nông dân định cư truyền thống.

Một phương tiện của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp quốc tại Mali. Ảnh: RT

Theo Sputnik, người Dogon và Bambara hợp thành nhóm dân tộc thiểu số Mande lớn nhất ở Mali. Đụng độ giữa Dogon và Fulani về việc tiếp cận đất đai và nước đã trở nên thường xuyên hơn trong vài tháng qua.

Chính quyền Mali từng ký thỏa thuận hòa bình với các tổ chức vũ trang năm 2015 nhằm ổn định trật tự nhưng thỏa thuận này không giúp ngăn chặn bạo lực. Làn sóng chỉ trích dâng cao khi người dân cho rằng chính phủ đã không ngăn chặn được các nhóm khủng bố và các nhóm vũ trang sau khi xảy ra vụ một nhóm vũ trang sắc tộc thảm sát 160 người du mục Fulani hồi tháng 3 vừa qua.

Hiện có khoảng 14.700 binh lính và cảnh sát được phái đến Mali, quốc gia được đánh giá là nơi nguy hiểm nhất cho lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật