Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thai Airways đứng trước nguy cơ phá sản: Covid-19 chỉ là "giọt nước tràn ly"

(DS&PL) -

Thai Airways từng là niềm tự hào của người Thái Lan, song hãng này được cho hoạt động kém hiệu quả, liên tục thua lỗ kể từ năm 2017.

Thai Airways từng là niềm tự hào của người Thái Lan, song hãng này được cho hoạt động kém hiệu quả, liên tục thua lỗ kể từ năm 2017.

Máy bay của Hãng hàng không Thai Airways. 

Hãng hàng không Thai Airways International (THAI) với khoản tài chính chỉ có thể cầm cự thêm vài ngày tới, đối mặt với việc trở thành hãng hàng không quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố phá sản do đại dịch Covid-19.

Truyền thông trong nước cho biết, hiện Thai Airway chỉ còn có 10 tỉ baht (khoảng 307 triệu USD). Con số này chỉ đủ để trả một tháng tiền lương nhân viên.

"Quyết định cho THAI phá sản là một quyết định nhạy cảm vì đây là hãng hàng không quốc gia. Nếu đây là một công ty tư nhân, các phán quyết sẽ không khó khăn như vậy", Bộ trưởng Tài chính Thái Lan nói. 

Là một trong những hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á được Skytrax đánh giá 4 sao, ít ai ngờ rằng chỉ 10 năm sau, Thai Airways đang phải co cụm để bảo vệ thị phần ít ỏi còn lại.

Dù là hãng hàng không quốc gia, Thai Airways chỉ nắm khoảng 9% thị trường vận chuyển hành khách nội địa. Trong 8 năm kinh doanh gần nhất, hãng lỗ tới 6 năm, 1 năm hòa vốn và chỉ năm 2012 là có lãi.

Trong giai đoạn 2011-2018, hãng đã lỗ lũy kế gần 60 tỷ baht, tương đương gần 2 tỷ USD. Từ năm 2012 đến năm 2016, doanh thu của Thai Airways liên tục đi xuống.

Và tới năm 2017, THAI đã lỗ ròng 2,11 tỷ baht, số lỗ này đã tăng vọt lên 11,6 tỷ trong năm 2018 và 12 tỷ baht vào năm 2019.

Nguyên nhân của việc thua lỗ được đánh giá là do trong giai đoạn 2010-2015, Cục Hàng không Dân dụng Thái Lan đã cấp phép cho khoảng 22 hãng bay, một con số cao bất thường. Gần như toàn bộ các hãng bay này hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ.

Việc cấp phép bay quá dễ dàng đã khiến hàng không Thái Lan trở thành đấu trường khắc nghiệt. Tính tới năm 2019, chỉ còn 8 hãng trong số này tiếp tục hoạt động, trong khi 14 hãng đã sớm phải đóng cửa.

Sự xuất hiện của hàng chục hãng bay giá rẻ cũng khiến mặt bằng giá máy bay tại Thái Lan giảm sâu, hành khách có thêm nhiều lựa chọn và dịch vụ của Thai Airways lập tức rơi vào phân khúc đắt đỏ, kén khách.

Thai Airways đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Ảnh: Nikkei.

Nhìn lại quá trình thành lập và phát triển, Thai Airways ra đời vào năm 1960 dưới hình thức liên doanh giữa Scandinavian Airlines (SAS) và hãng hàng không nội địa của Thái Lan, Công ty Thai Airways.

Ngày 1/4/1988, Thủ tướng khi đó là Tướng Prem Tinsulanonda đã sáp nhập các hoạt động quốc tế và trong nước của hai công ty để thành lập công ty hiện tại, Thai Airways International, với mong muốn tìm kiếm một hãng vận tải quốc gia duy nhất.

Ngày 25/6/1991, Thai Airways niêm yết cổ phiếu của mình trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan và chào bán ra công chúng.

Ngày 1/4/1977, chính phủ Thái Lan đã mua 15% cổ phần còn lại của SAS và Thái Airways trở thành một hãng hàng không thuộc sở hữu của chính phủ Thái Lan.

Cho tới tháng 10/2017, Thai Airways hoạt động với 80 tàu bay, với 74 điểm đến trong và ngoài nước. Hãng sở hữu một đội bay hiện đại như Boeing 747-400, Boieng 737-400.

Cuối tháng 4 vừa qua, để tránh nguy cơ phá sản, Thai Airways phải đề nghị một gói cứu trợ 10 tỷ baht (307 triệu USD) từ chính phủ Thái Lan để trả tiền lương 1 tháng cho nhân viên.

Nghị sĩ đảng đối lập Sirikanya Tanskul cho rằng gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ baht (58 tỷ USD) gần đây được tung ra để bù đắp tác động kinh tế của Covid-19 đã đẩy nợ công lên 57% GDP. Nếu Chính phủ tung ra các khoản vay bổ sung để giúp Thai Airways, điều này đồng nghĩa rằng sẽ còn rất ít chỗ cho các gói vay tương tự để giải cứu nền kinh tế Thái Lan trong tương lai. 

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật