Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên lửa siêu thanh Pakistan phá hủy hệ thống phòng không trị giá 1,5 tỷ USD của Ấn Độ?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Phía Pakistan nói họ đã "hạ gục" hệ thống phòng không trị giá 1,5 tỷ USD của Ấn Độ bằng tên lửa siêu vượt âm. Tuy nhiên, New Delhi lập tức bác bỏ.

Theo Đài truyền hình nhà nước PTV của Pakistan ngày 10/5, quân đội Pakistan tuyên bố đã phá hủy thành công hệ thống phòng không S-400 của Ấn Độ tại Adampur (bang Punjab, Ấn Độ), ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự mang tên Chiến dịch Bunyan-un-Marsoos.

Trong khi đó, kênh truyền hình Geo TV (Pakistan) dẫn các nguồn tin an ninh tiết lộ rằng hệ thống phòng không S-400 trị giá 1,5 tỷ USD của Ấn Độ đã bị phá hủy bằng tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay JF-17 Thunder, theo Báo Tin Tức và Dân Tộc. Tân Hoa Xã cũng đưa tin máy bay phản lực JF-17 Thunder của Pakistan đã phá hủy hệ thống phòng không S-400 của Ấn Độ.

Được biết, hệ thống phòng không S-400 là hệ thống phòng thủ tên lửa do Nga sản xuất, được coi là một trong những hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) tầm xa tiên tiến nhất thế giới.

Theo kênh truyền hình NDTV, hệ thống phòng không này được thiết kế để đánh chặn nhiều mối đe dọa trên không, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Hình ảnh hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Ảnh: TASS

Hệ thống phòng không S-400 bao gồm ba thành phần: bệ phóng tên lửa, một radar mạnh mẽ và một trung tâm chỉ huy, với khả năng tấn công máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung.

Ngoài ra, hệ thống phòng không S-400 còn có thể nhắm mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km và có thể tấn công hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại.

Vào tháng 10/2018, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD với Nga để mua 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 và đã bắt đầu nhận hàng từ năm 2021. Việc triển khai S-400 ở Punjab nhằm tăng cường khả năng phòng không tại khu vực giáp ranh Pakistan, điểm nóng trong các cuộc căng thẳng giữa hai nước, theo thông tin trên báo Sức Khỏe & Đời Sống.

Với khả năng theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu và tấn công 36 mục tiêu khác nhau, S-400 được kỳ vọng là "lá chắn thép" trước các mối đe dọa trên không, từ máy bay chiến đấu cho đến tên lửa đạn đạo.

ISPR không tiết lộ cụ thể tên loại tên lửa được sử dụng nhưng cho biết đó là một loại đạn siêu thanh chính xác cao được phóng từ tiêm kích JF-17 Thunder. Chiến đấu cơ này có tốc độ tối đa Mach 1.6, bán kính chiến đấu khoảng 1.350 km và được trang bị radar mảng pha điện tử KLJ-7A.

Vũ khí siêu thanh di chuyển với tốc độ trên Mach 5, đang ngày càng thách thức các hệ thống phòng thủ truyền thống nhờ tốc độ cao, khả năng cơ động và quỹ đạo bay thấp.

Theo Geo TV, việc phá hủy hệ thống phòng không là một phần trong chiến dịch quân sự lớn hơn của Pakistan nhằm đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa của Ấn Độ vào nhiều căn cứ không quân.

Tuy nhiên, tờ Hindu của Ấn Độ cùng ngày dẫn lời một người phát ngôn của quân đội Ấn Độ (IAF) cho biết các thông tin trên phương tiện truyền thông Pakistan là không chính xác. 

Người phát ngôn này nêu rõ rằng, tuyên bố của Pakistan về việc tên lửa siêu thanh của nước này bắn từ máy bay chiến đấu JF-17 đã phá hủy hệ thống phòng không S-400 của Ấn Độ ở Adampur là "sai sự thật" .

Tin nổi bật