Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc và từng nhiều lần được chuyển thế thành phim. Trong đó, phiên bản nổi tiếng và dây được tiếng vang lớn nhất chính là Tây Du Ký 1986. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trước Tây Du Ký 1986 của Trung Quốc, Nhật Bản cũng từng sản xuất một phiên bản Tây Du Ký 1978 và gặt hái không ít thành công.
Tây Du Ký 1978 do Nhật Bản sản xuất.
Được biết, Tây Du Ký 1978 được 2 đài truyền hình lớn nhất Nhật Bản thời kỳ ấy đầu tư sản xuất với tổng kinh phí lên tới 1 tỷ yên. Phiên bản Tây Du Ký của Nhật Bản có 52 tập kéo dài 2 mùa đến năm 1980. Bộ phim vẫn xoay quanh hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng nhưng cũng có nhiều sự đổi mới khác với nguyên tác ban đầu.
Thay đổi đặc biệt nhất trong Tây Du Ký 1978 chính là vai diễn Đường Tăng. Khác với hình ảnh Đường Tăng là một nam hoà thượng quen thuộc trong Tây Du Ký 1986, Đường Tăng trong phiên bản Tây Du Ký Nhật Bản lại do nữ diễn viên Natsume Masako đảm nhận.
Đường Tăng trong Tây Du Ký 1978 do nữ diễn viên Natsume Masko đảm nhận.
Theo đó, Đường Tăng trong Tây Du Ký 1978 đã nhận được cảm tính lớn của khán giả Nhật Bản và nhiều nước khác trong khu vực thời bấy giờ bởi ngoại hình và tính cách nhẹ nhàng, nho nhã. Nhờ thành công này của Natsume Masako, các phiên bản Tây Du Ký sau này của Nhật Bản sản xuất cũng để các nữ diễn viên đóng vai Đường Tăng.
Ngoài Đường Tăng, cả Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng trong Tây Du Ký 1978 cũng có sự khác biệt. Cụ thể, Tôn Ngộ Không của Nhật Bản thì trông giống người, ít lông lại còn có gương mặt hết sức "hài hước".
Trong khi đó, 2 sư đệ của Ngộ Không là Bát Giới và Sa Tăng hoàn toàn khác xa với bản Tây Du Ký 1986 được khán giả nhớ tới. Trong phiên bản của Nhật Bản, Trư Bát Giới có thân hình thon gọn, còn Sa Tăng lại sở hữu mái tóc đen óng mượt và không "dữ tợn" như bản Trung Quốc.
Các đồ đệ của Đường Tăng trong Tây Du Ký 1978 có nhiều sự khác biệt so với phiên bản Tây Du Ký 1986.
Sau khi phát sóng tại quê nhà, Tây Du Ký 1978 đã nhận được sự hưởng ứng từ khán giả và nhanh chóng được các nước khác như Anh, Australia... mua lại bản quyền. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, "quê hương" của Tây Du Ký, bộ phim chỉ chiếu được 3 tập và bị buộc ngừng phát sóng vì quá khác so với nguyên tác.
Dù vậy, không thể phủ nhận Tây Du Ký 1978 là một phiên bản phim thành công và nhờ có phiên bản này, Trung Quốc mới thêm động lực để đầu tư và sản xuất Tây Du Ký 1986.
Minh Hạnh (T/h)