Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không được xem là đệ tử chân truyền duy nhất của Bồ Đề Tổ Sư, vị thần tiên lợi hại và bí ẩn bậc nhất Tam giới. Theo đó, Tôn Ngộ Không đã có thời gian tu luyện và được đích thân Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy 72 phép Thiên địa sát tại Linh Đài Phương Thốn. Tuy là đệ tử "ruột" nhưng ít ai biết Bồ Đề Tổ Sư đã giữ lại 1 phép thuật không dạy cho Ngộ Không, đó là Pháp nhãn.
Được biết, Pháp nhãn là một trong những tuyệt chiêu vô cùng lợi hại, có thể phân biệt thiện - ác, nhìn rõ sự việc ở quá khứ và cả tương lai trong 500 năm. Trong Tây Du Ký, ngoài Tuệ nhãn của Phật Tổ Như Lai thì Pháp nhãn chính là phép thuật lợi hại bậc nhất Tam giới.
Bồ Đề Tổ Sư là vị thần tiên lợi hại và vô cùng bí ẩn.
Theo đó, với Pháp nhãn, Bồ Đề Tổ Sư từ đầu khi thu nhận Ngộ Không đã hoàn toàn có thể nhìn trước những gì hầu tử có thể đạt được trong tương lai. Bởi vậy, ngài đã dạy cho đệ tử những phép thuật lợi hại, góp phần giúp quá trình tu luyện của Ngộ Không.
Năm ấy, khi Tôn Ngộ Không phạm lỗi bị đuổi khỏi Linh Đài Phương Thốn, Bồ Đề tổ sư từng nghiêm khắc nói: "Ngươi đi rồi sau này ắt sẽ gây họa, tuyệt đối không được nói ta là sư phụ ngươi, nếu nhắc tên ta nửa chữ, ta sẽ biết và xuất hiện, khiến cho linh hồn người bay xuống Cửu U, vĩnh viễn không được chuyển kiếp".
Điều này cho thấy Bồ Đề Tổ Sư đã sớm nhìn rõ con đường gập ghềnh phía trước của Ngộ Không nhưng cũng biết nhân vật này hoàn toàn có thể tu thành chính quả.
Việc Bồ Đề Tổ Sư không truyền lại Pháp nhãn cho Ngộ Không có lẽ cũng vì muốn đệ tử chăm chỉ tu luyện. Nếu hầu tử có thể nhìn trước tương lai, biết trước hành trình tu luyện, có lẽ mọi thứ sẽ bị đảo lộn và chưa chắc Tôn Ngộ Không có thể trở thành chính quả.
Đó đã là an bài từ trong số kiếp của hầu tử, mệnh trời khó cưỡng, tổ sư dù đoán được trước song thiên cơ bất khả lộ. Bồ Đề tổ sư biết đồ đệ này có căn cơ lớn mặc dù ương bướng gây họa nhưng tiềm ẩn cốt cách thăng Phật, có thể tu thành chính quả. Vậy nên, Bồ Đề Tổ Sư đuổi Ngộ Không đi chẳng qua chính là đặt nền móng cho Ngộ Không, tiễn biệt Ngộ Không trên đoạn đường học Đạo.
Tổ sư đuổi Ngộ Không, bề ngoài nhìn thì là trách phạt nặng nề, khai trừ khỏi sư môn nhưng thực chất là tạo cho y cơ hội lập thành công đức to lớn và tu luyện thêm một lần nữa trong Phật môn.
Minh Hạnh (T/h)