Tây Du Ký 1986 là tác phẩm chuyển thể thành công nhất từ tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Được biết, thời gian sản xuất Tây Du Ký 1986, do còn nhiều thiết thốn và kỹ thuật lạc hậu, đoàn làm phim đã phải sáng tạo nhiều cách thức khác nhau để bộ phim trở nên chân thực nhất.
Trong đó, nhiều cảnh phim đã "lừa" khán giả với những chi tiết đặc biệt như Long cung hoá ra chỉ là bể cá hay cảnh Thiên cung mờ ảo được sáng tạo bằng khói. Tuy nhiên, có một cảnh phim khán giả cứ ngỡ là "hàng giả" hoá ra lại là đồ thật trong Tây Du Ký 1986, chính là cảnh Tôn Ngộ Không bị giam dưới chân Ngũ Hành Sơn.
Cảnh Tôn Ngộ Không bị giam ở Ngũ Hành Sơn trong Tây Du Ký 1986.
Ở phân cảnh Tôn Ngộ Không bị Ngũ Hành Sơn đè lên người, ban đầu đoàn làm phim định chỉ sử dụng mô hình được dựng lên. Có nghĩa là đoàn làm phim sẽ làm một ngọn núi giả cho cảnh phim, Tôn Ngộ Không chỉ cần chui vào đó và diễn rồi đi ra là xong. Tuy nhiên mấy ai biết được đây là "lời nói dối" của đạo diễn Tây Du Ký suốt bao năm.
Được biết, truyền thông Trung Quốc đã công khai "vạch mặt" đoàn làm phim khi ghi hình một góc núi có hình dáng giống hệt trong cảnh phim Ngũ Hành Sơn, tại một rừng đá ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo đó, đạo diễn Dương Khiết mới chia sẻ đoàn phim vốn dự định dựng mô hình nhưng trong một lần đi dạo rừng đá, bà đã tìm thấy hang động nhỏ xinh này.
Hang núi được đoàn làm phim Tây Du Ký 1986 sử dụng làm Ngũ Hành Sơn.
Bà cho biết việc di chuyển ra vào hang núi cũng thuận tiện do bên trong trống rỗng, không có thạch nhũ hay vách đá nhọn nguy hiểm. Theo đó, đoàn làm phim đã tận dụng luôn khu vực này cho cảnh Tôn Ngộ Không bị giam ở Ngũ Hành Sơn.
Sau khi sự thật này được tiết lộ, đã có nhiều du khách quyết định ghé qua hang núi trên để trải nghiệm cảm giác bị Ngũ Hành Sơn đè của Tôn Ngộ Không.
Hang núi này đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, được nhiều người ghé thăm check-in.
Minh Hạnh (T/h)