Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Du Ký: 3 nhân vật phép thuật cao cường khiến Tôn Ngộ Không đánh không lại, chạy cũng không thoát

(DS&PL) -

Dù thành thạo 72 phép biến hóa thần thông, phi phàm nhưng khi đối đầu với 3 nhân vậy này, Tôn Ngộ Không đánh không lại mà chạy cũng không xong.

Dù thành thạo 72 phép biến hóa thần thông, phi phàm nhưng khi đối đầu với 3 nhân vậy này, Tôn Ngộ Không đánh không lại mà chạy cũng không xong.

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm và được khán giả nhớ đến với 72 phép biến hóa thần thông. Tuy lợi hại như vậy, không sợ trời không sợ đất nhưng vần có 3 nhân vật khiến Tôn Ngộ Không đánh không lại và chạy cũng không thoát.

Phật Tổ Như Lai

Phật Tổ Như Lai vốn là một trong những nhân vật có tu vi thâm hậu và thân phận bậc nhất Thiên đình. Năm xưa, khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung đã làm ra biết bao chuyện sai lầm, cả gan thất lễ với biết bao vị đại tiên. Thời điểm ấy, Tôn Ngộ Không từng tự cho rằng mình là đệ nhất thiên hạ, trời không sợ đất không sợ.

Phật Tổ Như Lai là nhân vật có lai lịch cao quý, tu vi thâm hậu hàng đầu Thiên giới.

Tới khi Phật Tổ Như Lai nhận lệnh Ngọc Hoàng ra tay thu phục Ngộ Không, lúc này Ngộ Không mới nhận thấy sự chênh lệch thực lực. Khi ấy, thay vì ra đòn đả thương Ngộ Không, Như Lai lại bày trò cá cược cho Ngộ Không cơ hội chạy thoát khỏi bàn tay mình.

Dù đã trổ hết tài năng và phép thuật, Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai. Sau khi nhận thua, tưởng lợi dụng được thời khắc Như Lai sơ hở để chạy thoát với Cân đẩu vân nhưng Ngộ Không vẫn "bất lực" trước tài phép của người. Kết cục là Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ Như Lai giam ở chân núi Ngũ Hành suốt 500 năm, đến khi gặp Đường Tăng đang trên đường thỉnh kinh mới được giải thoát.

Trấn Nguyên Tử

Trong Tây Du Ký, Trấn Nguyên Tử vốn là một Tổ Địa đại tiên tu luyện ở Ngũ Trang Quán, Vạn Thọ Sơn. Bên cạnh quyền thế lớn, Trấn Nguyên Tử còn mang bên mình một bảo cực giá trị là cây nhân sâm ngàn năm.

Trấn Nguyên Tử đại tiên pháp lực vô cùng lớn. 

Được biết, cây nhân sâm của Trấn Nguyên Tử sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn loạn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang Quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là "Vạn Thọ thảo hoàn đơn", cũng gọi là "Nhân sâm quả".

Trong một đêm Tôn Ngộ Không cùng các sư đệ lẻn vào Ngũ Trang Quán đã vô tình làm đổ cây nhân sâm. Nhân lúc trời còn chưa sáng, Ngộ Không đã kéo các sư đệ tìm đường bỏ chạy nhưng đã bị Trấn Nguyên Tử phát hiện.

Dù cả 3 hợp lực đánh trả nhưng đã bị Tổ Đại đại tiên thu phục, tóm gọn vào ống tay áo chỉ trong nháy mắt. Tôn Ngộ Không biết mình không phải đối thủ của Trấn Nguyên Tử nên đã cúi đầu nhận thua và đi tìm Quan Thế Âm Bồ Tát nhờ giúp đỡ cứu cây nhân sâm. Lúc ấy, Bồ Tát mới tiết lộ sự thật về Trấn Nguyên Tử đại tiên: Trấn Nguyên đại tiên pháp lực vô cùng lớn, khắp Phật giới đều phải kính nể ông ba phần.

Nhị Lang Thần

Nhị Lang Thần tức Dương Tiễn là con trai thứ 2 của Dao Cơ tiên tử (em gái Ngọc Hoàng). Với tài phép và võ công cao cường, Nhị Lang Thần được người đời ca tụng là chiến thần của Thiên đình. 

Bên cạnh 72 phép thần thông biến hóa (Thất thập nhị huyền công) và võ công cao cường, Nhị Lang Thần còn sở hữu vũ khí có tên Tam tiêm đao. Cây đao này là do Giao Long ba đầu - một đại yêu quái từng bóp nát trái tim của Dao Cơ tiên tử - hóa thành nên có sức mạnh vô cùng lợi hại, đánh đâu diệt đó, sức mạnh vô song. 

Nhị Lang Thần được ca ngợi là chiến thần của Thiên giới. 

Ngoài ra, Nhị Lang còn sở hữu thêm một con mắt trên giữa trán mang tên Âm dương nhãn, loại mắt mà có thể nhìn thấy những thứ mà mắt trần của người bình thường không thể thấy được. Năm ấy, khi giao đấu với Nhị Lang Thần, Ngộ Không từng dùng phép biến hóa để đánh lừa nhưng vẫn không thoát được mắt Âm dương. 

Sau nhờ vòng Kim cang trác của Thái Thượng Lão Quân, Nhị Lang Thần đã bắt được Tôn Ngộ Không.

Minh Hạnh (T/h)

Tin nổi bật