Bức tranh tổng quan
Tín dụng tiêu dùng (TDTD) không phải là một khái niệm mới ở Việt Nam, song chúng ta vẫn hay hoài nghi về nó với một thái độ không mấy tích cực bởi gắn liền với hai chữ “nợ nần". Thái độ này là dễ hiểu bởi hiện tượng "vay không trả" đã khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế học thì tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình là một trong các biến giải thích cho biến tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của một quốc gia.
Để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, các cá nhân và hộ gia đình có thể sử dụng thu nhập, tiết kiệm, trợ cấp hoặc vay mượn từ thị trường tín dụng chính thức hay phi chính thức. Đây còn được cho là một hình thức tiêu dùng thông minh, hiện đại.
Thậm chí, trong phần giới thiệu của Đạo luật tín dụng tiêu dùng ở Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (U.S. Federal Trade Commission) nhấn mạnh TDTD là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế quốc gia này. Khả năng vay tiền dễ dàng của người tiêu dùng cho phép một nền kinh tế được quản lý tốt hoạt động hiệu quả hơn và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, ở nước ta, thị trường này vẫn chưa phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Một phần là do nhiều người dân thiếu thông tin nên dễ dàng sa vào các bẫy “tín dụng đen”, “vay nóng” hoặc vay qua các ứng dụng trên điện thoại. Mặt khác, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện dẫn đến việc các tổ chức tín dụng hợp pháp khó tiếp cận với khách hàng có nhu cầu.
Dịch vụ cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam được xem là giải pháp hữu hiệu để kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời, góp phần đẩy lùi tín dụng trái phép, cụ thể là “tín dụng đen”. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, đây sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân, giúp cho hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Hành động cần xuất phát từ nhận thức
Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng đến nhiều mặt kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đại dịch cũng thúc đẩy xu hướng đầu tư, tiêu dùng, tài chính của người dân, doanh nghiệp theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0, mở ra cơ hội cho các định chế tài chính, công ty tiêu dùng, ngân hàng tiếp cận với những đối tượng khách hàng mới, có quan điểm tài chính cởi mở hơn, hiện đại hơn.
Tuy nhiên, để mọi người thực sự tin tưởng vào hình thức vay này, cần có sự đứng ra bảo trợ từ những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc những ngân hàng uy tín, đồng thời, cũng cần có sự nâng cao nhận thức của cộng đồng qua các phương thức truyền thông, báo chí.
Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Tạp chí điện tử Người đưa tin, Tạp chí Đời sống và Pháp luật - cơ quan Trung ương của Hội Luật gia Việt Nam tổ chức cuộc vận động : “Tìm hiểu và viết về tài chính 4.0” với sự đồng hành của nhà tài trợ FE Credit .
Cuộc vận động “Tìm hiểu và viết về tài chính 4.0” được phát động nhằm tạo cầu nối và sự gắn kết, thấu hiểu giữa các doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng với khách hàng, giảm thiểu và xử lý triệt để những bất cập trong thực tiễn cung cấp dịch vụ; đồng thời tăng cường hiểu biết, tạo dựng những cái nhìn cởi mở và chính xác của xã hội về hoạt động tài chính tiêu dùng, giúp khách hàng tránh xa tín dụng bất hợp pháp và tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín, được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép.
Cuộc vận động sẽ kéo dài từ tháng 25/11/2021 đến hết tháng 20/7/2022, chỉ cần tham dự và gửi bài đạt chuẩn về BTC, tác giả sẽ được nhận được 50.000 đồng/ bài, tổng cơ cấu giải thưởng các vòng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Mọi công dân có quốc tịch Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài đều có thể tham gia gửi bài viết và sản phẩm dự thi bao gồm: bài báo dự thi và sản phẩm media (video) dự thi qua email của chương trình timhieutaichinh4.0@gmail.com
Thể lệ chi tiết của Cuộc vận động xin tham khảo trên tạp chí điện tử www.nguoiduatin.vn và website của Tạp chí Đời sống và Pháp luật doisongphapluat.com.vn.
BỘ THỂ LỆ CUỘC VẬN ĐỘNG
"Tìm hểu và viết về Tài chính 4.0"
Đơn vị tổ chức
Đơn vị chủ trì: Tạp chí Đời Sống và Pháp Luật -Cơ quan Trung ương của Hội Luật gia Việt Nam.
Đơn vị đồng hành: Công ty Tài chính VPBank SMBC (FE CREDIT)
Đối tượng tham gia
Mọi công dân có quốc tịch Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài.
Nội dung, chủ đề:
Những thông tin về mặt trái của các hình thức cho vay trái phép như tín dụng đen, vay nóng, vay qua các ứng dụng trên mạng;
Kinh nghiệm cá nhân đã giải quyết vấn đề tài chính như thế nào khi tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín;
Bi kịch của người cho vay, khó khăn của công ty tài chính trong giải quyết nợ tín dụng
Thể loại và quy cách bài dự thi:
+ Bài viết phải đúng văn phong báo chí, được viết trong giai đoạn từ 1/10/2021 đến 20/07/2022;
+ Bài viết có thể chia làm nhiều kỳ, nhưng không quá 3 kỳ. Mỗi bài không nên quá 1500 từ;
+ Các video clip phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, phù hợp với yêu cầu của chương trình;
+ Các clip không ngắn hơn 1 phút và không dài quá 10 phút;
Cơ cấu giải thưởng:
+ Số lượng: 3 giải
+ Giá trị giải thưởng: 1 giải Nhất 20.000.000đ, 1 giải Nhì 15.000.000đ, 1 giải Ba 10.000.000đ.
+ Số lượng: 5 giải
+ Giá trị giải thưởng: 1 giải Nhất- 30.000.000đ, 1 giải Nhì 20.000.000đ, 1 giải Ba 15.000.000đ, 2 giải Khuyến khích - mỗi giải 10.000.000đ.
Cách thức, tiêu chí chấm giải:
+ Bài viết mang tính chất báo chí, đảm bảo các yêu cầu thông tin báo chí về chính chính xác, khách quan, trung thực của các phóng viên, nhà báo, cộng tác viên tất cả các báo đài gửi tới dự thi
+ Ưu tiên những bài viết dạng phóng sự, điều tra về những góc khuất, khó nói trong các hoạt động vay nợ - trả nợ của thị trường tài chính tiêu dùng
+ Ưu tiên bài viết có tác động tích cực đến nhận thức người dân và xã hội về Tài chính 4.0
+ Câu chuyện chân thực, có góc nhìn và quan điểm về những mối quan hệ tín dụng tài chính ở cấp độ vi mô trong nền kinh tế chuyển từ xã hội tích lũy sang xã hội tiêu dùng
+ Câu chuyện có tính chất gợi mở về chính sách trong giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng
+ Tiêu chí chấm giải: bài viết do hội đồng chuyên môn tạp chí Đời Sống và Pháp Luật - Cơ quan Trung ương của Hội Luật gia Việt Nam bình chọn và quyết định.
- Video Facebook, tiktok
+ 1 like (hoặc cảm xúc khác) = 1 điểm
+ 1 bình luận = 1 điểm
+ 1 share = 3 điểm
- Video youtube
+ 1 like (hoặc cảm xúc khác) = 1 điểm
+ 1 bình luận = 1 điểm
100 view = 10 điểm
Thời gian: Từ 25/11/2021 đến 20/07/2022
Cách thức gửi bài:
+ Bài gửi qua email của chương trình timhieutaichinh4.0@gmail.com
+ Phần chủ đề ghi gõ: Họ và tên + Bài dự thi tìm hiểu tài chính 4.0
+ Nội dung thư cần cung cấp: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại, hình thức bài tham dự.
+ Nếu là Video clip: Up lên google driver, mở quyền xem và dán link vào thư. Định dạng clip Avi, MPEG, MP4, Mov.
+ Nếu là bài báo: đính kèm file word và ảnh trong thư.
Thông tin liên hệ:
+ Điện thoại: 0328302100
+ Email: timhieutaichinh4.0@gmail.com
Quy định và quyền lợi và trách nhiệm đối với tác giả: