Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc: Các hoàng đế 3 nhà Ngụy-Thục-Ngô có kết cục ra sao sau khi bị soán ngôi?

(DS&PL) -

Trong hàng nghìn năm lịch sử phong kiến, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều triều đại sụp đổ. Những triều đại thịnh suy, các vị hoàng đế mất nước được ghi lại rõ trong dã sử.

Trong hàng nghìn năm lịch sử phong kiến, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều triều đại sụp đổ. Những triều đại thịnh suy, các vị hoàng đế mất nước được ghi lại rõ trong dã sử.

Triều đại thịnh suy, lịch sử thay đổi, trong gần 4.000 năm đế chế của Trung Quốc cổ đại, rất nhiều chính quyền phong kiến bị sụp đổ, thế nên cũng chứng kiến nhiều vị hoàng đế mất nước. Đa phần những bậc đế vương đó đều bị xử tử tại chỗ, không thì trải qua cuộc sống hết sức bi thảm. Tuy nhiên không phải không có những vị hoàng đế mất nước vẫn được hưởng cuộc sống sung túc, an lạc hết đời. 

Lưu Thiện mất phương hướng kể từ sau khi mất Gia Cát Lượng.

Thế cục Tam Quốc Ngụy-Thục-Ngô khi đó, nhà Thục có thời gian tồn tại ngắn nhất, chính quyền không chuyển giao nổi đến 3 đời. Nguyên do là bởi kể từ sau cái chết của Gia Cát Lượng, Lưu Thiện mất phương hướng, khả năng trị quốc không cao, thế nên nhanh chóng bị Tư Mã Chiêu dẫn binh đánh vào Thục địa, Lưu Thiện chỉ có thể mở thành đầu hàng. Sau đó, Lưu Thiện được nhà Ngụy đãi ngộ không bạc, dù không danh phân nhưng vẫn được ấm no đến lúc lâm bệnh mất tại Lạc Dương. 

Sau thời Tôn Quyền, Đông Ngô không còn nhân tài đủ khả năng trị quốc.

Chính quyền Đông Ngô tồn tại lâu hơn nhà Thục một chút, chủ yếu là nhờ có dòng Trường Giang phòng thủ. Mặt khác, khi đó Bắc Ngụy khi đó lục đục nội bộ, không có thời gian chú ý đến việc đông chinh. Tuy nhiên, sau thời của Tôn Quyên, Đông Ngô gần như không có nhân tài đủ khả năng đảm đương đại cục, người kế nghiệp Tôn Hạo nổi tiếng là một hôn quân, ngày đêm chìm đắm trong tửu sắc, không màng triều chính.

Công Nguyên năm 279, Tư Mã Viêm nhận lệnh dẫn binh phạt Ngô, Tôn Hạo chống trả bất lực, noi theo Lưu Thiện mở thành đầu hàng. 3 vạn hậu cung của Tôn Hạo được Tư Mã Viêm dung nạp. Tư Mã Viêm cũng không hề xử tử Tôn Hạo, mà phong làm Quy mệnh hầu, không lâu xong cũng lâm bệnh chết tại Lạc Dương. 

Có thể thấy kết cục của Lưu Thiện và Tôn Hạo không quá tệ, mặc dù không còn là Hoàng đế một phương, nhưng vẫn có chốn dung thân và cuộc sống đầy đủ. Tuy nhiên, Lưu Thiện và Tôn Hạo vẫn không thể may mắn bằng vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Ngụy là Tào Hoán. 

Tư Mã Viêm là người đặt dấu chấm hết cho cục diện Tam Quốc.

Tào Hoán sau khi đăng cơ dĩ nhiên cũng chỉ là một ông vua bù nhìn, dù danh phận là Hoàng đế nhưng đại quyền lại hoàn toàn rơi vào tay Tư Mã Chiêu. 

Giai đoạn này, Tư Mã Chiêu vẫn còn chú ý đến thể diện của Hoàng đế, dựa danh nghĩa Thiên tử để hành sự. Cho đến khi Tư Mã Chiêu mất, Tư Mã Viêm nối quyền, trực tiếp gây sức ép, buộc Tào Nguyên Đế Tào Hoán phải thoái vị. Nhà Ngụy chính thức diệt vong,  nhà Tấn thành lập, đồng thời chấm dứt giai đoạn lịch sử Tam Quốc. 

Sau khi Tào Hoán bị soán ngôi, Tư Mã Viêm phong ông làm Trần Lưu Vương, địa vị hoàn toàn hơn hẳn Lưu Thiện và Tôn Hạo (một người được được phong làm công còn một người là hầu). Chưa hết, Tư Mã Viêm còn hạ lệnh cho phép Tào Hoàn tiếp tục được hưởng nghi thức đế vương, thậm chí khi gặp Tư Mã Viêm không cần quỳ lạy, có thể ngồi chung 1 bàn. 

Sau khi mất, Tào Hoán được an táng theo nghi thức của một hoàng đế, còn được truy hiệu là "Nguyên" (nghĩa là: Thức thời, hợp lẽ).

Trong lịch sử, rất nhiều bậc tân vương lập quốc để tránh hậu họa đều trực tiếp tiêu diệt những vị quân chủ mất nước. Tuy nhiên, Tư Mã Viêm lại theo chủ nghĩa nhân đạo, những những đời Hoàng đế cuối cùng thời Tam Quốc đều không bị Tư Mã Viêm giết hại, thậm chí còn phong tước, ban phủ đệ riêng, để họ có một cuộc sống bình yên ở Lạc Dương. 

Hoa Vũ (Theo Toutiao

Tin nổi bật