Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Điểm danh" các vấn đề trước mỗi lần sốt đất

(DS&PL) -

Từ đầu năm 2022, thị trường bất động sản trải qua nhiều cơn sốt đất với giá tăng mạnh ở hầu hết các phân khúc. Giá đất vùng ven có xu hướng tiệm cận giá đất khu vực trung tâm sau khi các thông tin quy hoạch được công bố. Theo đó, sau khi có thông tin quy hoạch, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 10km đã ghi nhận tốc độ tăng giá từ 10 - 15%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20km ghi nhận tốc độ tăng giá 38%. Các dự án nằm cách khu vực trung tâm 30km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 35%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 28%. Tại phía Bắc, giá đất nền các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang đã tăng 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều mặt bằng giá mới được thiết lập sau các đợt đấu giá đất.

Chương trình với sự góp mặt của TS Kinh tế Nguyễn Minh Phong và ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Là những người có nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường Bất động sản, hai khách mời đã lý giải nhiều nguyên nhân khiến cho giá tăng mạnh tại nhiều phân khúc. Không chỉ vậy, hai khách mời còn đưa ra nhiều lời khuyên dành cho các nhà đầu tư trước mỗi lần sốt đất như thế này.

Talkshow "Bất động sản tăng giá tại hầu hết phân khúc"

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin ngày 15/02/2022, cả nước có 3.205 dự án, diện tích khoảng trên 85.163ha (chưa tính đến diện tích đất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp) đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Đáng quan ngại, tình trạng này không chỉ tập trung riêng ở đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, TP, tập trung nhiều nhất ở khu vực ven biển.

Trước hiện trạng trên, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất đối với một số dự án. Liên quan đến việc này, các khách mời cũng có một số quan điểm riêng.

"Thu hồi, đánh giá lại các dự án chậm triển khai"

Cũng trong khuôn khổ chương trình, ngoài những vấn đề của các nhà đầu tư, TS. Nguyễn Minh Phong  cũng chia sẻ về công tác quản lý của Nhà nước đối với việc phân loại, đánh giá các chủ đầu tư cần tạo các cơ chế, chính sách đặc thù để các dự án hạ tầng đầu tư công được triển khai tích cực.

"Triệt tận gốc những cơ chế xin, cho trong quá trình triển khai quy hoạch"

Ngày 30/1, Chính phủ ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô 350.000 tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Trước sự kiện này, TS Nguyễn Minh Phong đã chỉ ra những mặt lợi, hại của việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công đối với thị trường Bất động sản.

"Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa như thế nào?"

Tin nổi bật