Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao hàng loạt chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải bị bỏ quên?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bản án tử hình dành cho Hồ Duy Hải khép lại hai phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, nhưng người ta vẫn nghe văng vẳng đâu đó lời cầu cứu kêu oan sau cùng của bị cáo.

(ĐSPL) - Bản án tử hình dành cho Hồ Duy Hải khép lại hai phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, nhưng người ta vẫn nghe văng vẳng đâu đó lời cầu cứu kêu oan sau cùng của bị cáo. Bản án được tuyên khi hàng loạt chứng cứ đưa ra để kết tội, không được thu thập theo đúng quy định. Trong khi đó, hàng loạt chứng cứ ngoại phạm, những tình tiết mấu chốt cho thấy không có bàn tay của tử tù Hồ Duy Hải tại hiện trường vụ án lại không được làm rõ.

Yếu tố quyết định để phá án bị bỏ qua?

Dù Hồ Duy Hải phải đối diện với bản án tử hình về tội giết người, cướp tài sản, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Loan (SN 1963, ngụ ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) vẫn tin rằng con mình vô tội. Bởi gia đình bà Loan cho rằng, có quá nhiều tình tiết vụ án cho thấy Hải không hề có mặt tại hiện trường. Từ những nghi vấn trong vụ án chưa được làm rõ ấy, gia đình bà Loan cho rằng, có một sự thật nào đó chưa được phơi bày. Những vật chứng, hung khí ảo và những lời khai của nhân chứng tại Cơ quan điều tra, lại càng khiến cho gia đình bà Loan ngờ vực.

Hồ Duy Hải trước khi bị bắt (mặc áo trắng ở giữa).

Trao đổi với PV, bà Loan bức xúc nói về những điều chưa được lý giải trong vụ án: "Điều đầu tiên phải nói đến là các dấu vân tay thu được tại hiện trường không trùng khớp với 10 dấu vân tay của Hải. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong bản Kết luận giám định số 158/KL-PC21, ngày 11/4/2008. Đây là chứng cứ rất quan trọng chứng minh Hải vô tội, nhưng bảy năm nay vẫn không cơ quan nào làm rõ vấn đề này. Từ sau khi có kết luận này, những câu hỏi mà chúng tôi không ngừng đặt ra là, tại sao các cơ quan có thẩm quyền không giám định xem dấu vân tay đó là của ai? Tại sao hồ sơ vụ án không có kết quả giám định vân tay của những người có mối quan hệ tình cảm với các nạn nhân".

Video liên quan:

Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ Hồ Duy Hải có bị kết án oan

Tiếp lời bà Loan, chị Nguyễn Thị Len (em gái bà Loan, làm nghề giáo viên), người mà trong hồ sơ vụ án cho rằng là người đã cho Hải mượn xe để chạy đến bưu điện Cầu Voi gây án chia sẻ: "Bấy lâu nay, khoa học đã khẳng định rằng mỗi người chỉ có một dấu vân tay duy nhất, không trùng khớp với ai. Và thông thường ở các vụ án khác, dấu vân tay là yếu tố quyết định để phá án. Vậy mà trong vụ án của cháu tôi, các cơ quan chức năng liên quan đã không xem xét, đánh giá khách quan ở tình tiết này. Lý do vì sao họ lại dễ dàng bỏ qua như thế? Đó là nỗi trăn trở lớn của gia đình tôi mà bao nhiêu năm nay chưa thể nào hóa giải được".

Khi nhắc đến chi tiết vết máu thu được tại hiện trường không phải là của Hải, bà Loan ngậm ngùi chia sẻ: "Những điều vô lý ấy đến một người dân bình thường như tôi còn nhận ra. Vậy mà, những cán bộ chức năng lại làm việc và đưa ra những phán quyết không thể chấp nhận được. Bản án sơ thẩm nhận định không logic, không khách quan và không đúng thực tế. Bản án này nhận định: "Vết máu thu được tại hiện trường, tuy giám định không phải là của bị cáo, song các thiếu sót trên không lớn. Đặc biệt, vết máu không đủ lượng, thời gian để kéo dài, nên không xác định được vết vân tay, cũng như mẫu tóc ngắn bị gãy không giám định được là đương nhiên". Mạng sống của một con người quan trọng biết bao nhiêu, mà sao họ lại làm việc thiếu chính xác đến như thế!?".

Hung khí gây án thật sự đang ở đâu?

Không chỉ đặt ra những ngờ vực ở dấu vân tay và vết máu, mà gia đình bà Loan vẫn đang cùng với các luật sư bào chữa của mình đi lý giải về những điều liên quan đến những hung khí gây án. Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Rưởi (SN 1957, dì ruột Hải) cho hay: "Biên bản giám định, khám nghiệm hiện trường ngày 15/1/2008 có ghi: "Chúng tôi không phát hiện thấy dấu vết đồ vật nào khác có liên quan đến vụ việc". ấy thế mà, trong bản cáo trạng lại ghi Hải dùng con dao Thái Lan dài 28cm, ngang 3cm tại bưu điện để cắt cổ hai nạn nhân".

Được biết, mấy ngày sau hôm khám nghiệm hiện trường, các dân phòng dọn dẹp hiện trường thì thấy có một con dao mới tinh tại bưu điện. Tuy nhiên, những người phát hiện con dao này không thu lại mà đem đi đốt, sau đó ve chai đã lượm lưỡi dao đi mất. Sau này, các dân phòng đi mua con dao tương tự giao cho công an. Bên cạnh đó, luật sư Nguyễn Văn Đạt, đoàn Luật sư TP.HCM, người bào chữa và nộp đơn kêu oan cho Hải cho biết: "Có một chi tiết quan trọng, khi các dân phòng dọn dẹp hiện trường cũng tìm thấy cùng lúc với con dao, là vỏ dao màu vàng. Nhưng vỏ dao này có kích thước nhỏ hơn nhiều so với con dao bị phát hiện. Vỏ dao này liên quan gì đến vụ án vẫn chưa được làm rõ".

Luật sư Đạt chia sẻ: "Các nhân chứng có lời khai không thống nhất về con dao. Theo nhân chứng Nguyễn Văn Váng thì vỏ dao được phát hiện dưới nền xi măng, cạnh hàng rào trước cửa nhà vệ sinh. Trong khi đó, anh Võ Văn Hùng lại khai, anh công an ấp phát hiện vỏ dao dưới đáy tủ. Ngoài ra, nhân chứng Nguyễn Văn Thu khẳng định: "Chúng tôi phát hiện vỏ dao nằm dưới kẹt trong hông tủ để gần hai xác nạn nhân". Xin lưu ý, theo hồ sơ hiện trường xác định, hai nạn nhân được phát hiện ở khu vực cầu thang bên cạnh nhà bếp, hoàn toàn không có cái tủ nào".

Ngoài con dao, cái thớt và ghế mà hồ sơ vụ án cho rằng Hải dùng để gây án cũng không được tìm thấy tại hiện trường. Sau hơn 5 tháng xảy ra vụ việc, ngày 24/6/2008, Lê Thị Thu Hiếu (bạn thân của một trong hai nạn nhân) ra chợ, mua cái thớt bổ sung vào danh sách "tang vật". Để làm rõ điều này, PV nhiều lần liên hệ với nhân chứng Hiếu. Qua điện thoại, nhân chứng Hiếu phủ nhận toàn bộ những gì mình tường trình trước đó: "Tôi không có mua cái thớt nào hết". Khi PV đặt câu hỏi: Có phải thời gian gần đây, chị bị cấp trên cấm không cho gặp gỡ với báo chí hay không? Nhân chứng Hiếu khẳng định: "Có lần cô Loan gọi điện đề nghị gặp tôi, nhưng do bận công chuyện nên tôi không đến được. Chứ không phải tôi né tránh, hay bị cấp trên nghiêm cấm".

Biên bản tường trình của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu về tấm thớt gỗ.

Bà Loan chia sẻ: "Tất cả những điều đó cho thấy, hung khí được tìm thấy được cho là dùng để gây án chỉ là ảo. Vậy thì hung khí thật hiện giờ đang ở đâu? Ngoài ra, một chi tiết tại hiện trường là nước ở lavabô trong nhà vệ sinh, cũng khiến chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi. Theo lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu - người có mặt tại hiện trường lúc 5h30 ngày 13/1/2008 xác định: "Hệ thống nước sinh hoạt trong nhà vệ sinh tại bưu điện có đầy đủ nước, hoạt động bình thường. Thế nhưng, khi khám nghiệm hiện trường, lại xác định: "Khi mở vòi trên lavabô thì không có nước chảy". Vậy ai là người sử dụng hết nước trên bồn, sau khi hung thủ rửa dao và rửa tay như cáo trạng đã nêu?".

Bà Loan tỏ vẻ khẩn cầu: "Có rất nhiều người được coi là tình nghi đến cái chết của hai nhân viên bưu điện Cầu Voi. Tuy nhiên, chúng tôi không hiểu vì sao họ lại rời khỏi hồ sơ vụ án một cách chóng vánh. Thậm chí, ở lệnh bắt khẩn cấp số 03 ngày 21/3/2008 của Cơ quan điều tra ra lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải. Nhưng tại Quyết định số 105/KSĐT ngày 22/3/2008 của VKSND tỉnh Long An, phê duyệt bắt khẩn cấp Nguyễn Duy Hải. Vậy Nguyễn Duy Hải là ai?".

Hồ sơ vụ án bị sửa chữa nhưng không có xác nhận của người khai

Làm việc với PV, luật sư Nguyễn Văn Đạt cho biết thêm: "Hồ sơ của vụ án bị sửa chữa mà không có sự xác nhận của người khai. Cụ thể, bản lời khai BL 197, 198 của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu vào ngày 19/1/2008, bị sửa phần nội dung về kích thước con dao. Lời khai về hai con dao với kích thước ban đầu bị sửa chữa lại, cho phù hợp với kích thước phần dài con dao, phần dài lưỡi của dao với các lời khai sau này về con dao được coi là gây án".

“Không có quyền đánh giá chứng cứ”(?)

Trước hàng loạt câu hỏi về các chứng cứ được đưa ra để buộc tội trong vụ án, ông Lê Quang Hùng, Phó Chánh án TAND tỉnh Long An cho hay: "Tôi không có quyền đánh giá chứng cứ, vì bản án đã có hiệu lực pháp luật".

Tin nổi bật