Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹ tử tù Hồ Duy Hải nêu 5 vấn đề cần làm rõ

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Trong lá đơn kêu oan của mẹ tử tù Hồ Duy Hải gửi lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nêu rõ 5 vấn đề cần được làm rõ.

(ĐSPL) – Trong lá đơn kêu oan của mẹ tử tù Hồ Duy Hải gửi lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nêu rõ 5 vấn đề cần được làm rõ.

Ngay sau khi có lệnh hoãn thi hành án tử đối với tử tù Hồ Duy Hải trong vụ án giết 2 thiếu nữ tại Bưu điện Cầu Voi, mẹ của Hải, bà Nguyễn Thị L. (SN 1963, ngụ Thủ Thừa, Long An) đã làm đơn kêu oan lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Mục đích viết lá đơn này của bà L. là để kêu oan, đề nghị Chủ tịch Trương Tấn Sang xem xét khẩn thiết bản án kết tội anh Hải đã có hành vi giết 2 nữ nhân viên tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) hồi đầu năm 2008.

Đơn kêu oan khẩn cấp của mẹ tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh VTC News.

Theo đó, bà L. đã đưa ra 5 vấn đề cần được làm rõ về vụ án trong lá đơn của mình. Về 5 vấn đề này, tin tức trên VTC News cho hay, thứ nhất, trong vụ án này Hồ Duy Hải không bị bắt quả tang, mà chỉ bị bắt sau hơn hai tháng, khi bắt không có nguyên nhân liên quan. Vụ án cũng không có nhân chứng nào nhìn thấy kẻ gây án hay xác nhận nhìn thấy Hồ Duy Hải tại bưu điện Cầu Voi.

Thứ hai, theo kết quả giám định pháp y cả 10 dấu vân tay của Hồ Duy Hải không phải là dấu vân tay của hùng thủ được thu giữ tại hiện trường.

Thứ ba, mặc dù bản án kết luận Hồ Duy Hải đã dùng hung khí là dao, thớt và ghế cắt cổ, đánh hai nạn nhân đến chết và để lại hung khí ngay tại hiện trường, nhưng trong quá trình khám nghiệm hiện trường sau khi vụ án xảy ra đã không hề thu giữ được hay phát hiện bất kỳ tang vật nào như vậy. Không hiểu vì lý do gì cơ quan điều tra lại tự ý mua dao, thớt ở chợ mang về làm tang vật và kết tội Hải.

Thứ tư, quá trình điều tra cho thấy, có rất nhiều sai sót, vi phạm như điều tra tự ý chỉnh sửa các bản khai, tiến hành nhận dạng người, tang vật nhưng không có người chứng kiến theo quy định… Dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất rõ ràng.

Điểm cuối cùng cần làm rõ là Hồ Duy Hải kêu oan tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Và hơn suốt 6 năm qua mỗi lần vào thăm Hải, Hải đều khẳng định mình bị oan, mong mỏi gia đình nhờ Chủ tịch nước cứu giúp.

Với lá đơn kêu oan của mình, bà L. mong mỏi Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ xem xét, có biện pháp hỗ trợ, giải quyết những mong muốn chính đáng của gia đình tử tù Hồ Duy Hải là: Hoãn thi hành án tử hình đến khi có quyết định kháng nghị bản án ở cấp giám đốc thẩm, hủy bản án cũ và xem xét lại bản án theo hướng giám đốc thẩm, điều tra, xét xử lại vụ án theo hướng công bằng, khách quan, lưu ý đến những tình tiết ngoại phạm quan trọng của Hồ Duy Hải.

Trước đó, liên quan tới vụ án này, trước khi thi hành án 1 ngày, ngày 4/12, theo chỉ đạo của Chủ tịch nước nên việc thi hành án tử đối với Hồ Duy Hải được hoãn lại để xem xét, thẩm định kỹ càng những ý kiến, thắc mắc, nguyện vọng của gia đình tử tù này. Hạn cuối cùng hoãn thi hành án là ngày 4/1/2015, nếu không có tình tiết nào mới phát sinh thì bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải sẽ được thực thi.

Nhiều nghi vấn chưa được làm rõ

Trong một diễn biến khác về vụ án này, trong cuộc họp báo chiều ngày 5/12, đã có nhiều người đưa ra những câu hỏi về việc mặc dù bản án đã có hiệu lực nhưng vẫn còn nhiều điểm bất thường trong cáo trạng mà chưa có lời giải đáp thích đáng.

Video liên quan:

Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ Hồ Duy Hải có bị kết án oan

Về những chi tiết bất thường này, tin tức trên Tiền Phong cho hay, tại buổi họp báo, nhà văn Nguyễn Quang Vinh thắc mắc: “Lý do gì trong một thời gian dài, những điểm nghi vấn, thắc mắc, những tình tiết trong vụ án mà các luật sư chỉ ra, người dân xem qua cũng thấy bản án có nhiều điểm chưa làm rõ, còn vô lý, trong khi đó, Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh Long An vẫn khăng khăng khẳng định là đúng pháp luật, đúng quy trình tố tụng”.

Theo luật sư Nguyễn Thạch Thảo, bản án xét xử Hồ Duy Hải vẫn chưa đủ cơ sở chắc chắn, thiếu khách quan, khi bất chấp kết quả giám định khoa học, bỏ qua tình tiết ngoại phạm của bị cáo,…

Theo hồ sơ vụ án, Hải đã dùng con dao Thái để gây án đối với hai nạn nhân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, trong hồ sơ lúc đầu biên bản giám định khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận: “Chúng tôi không phát hiện dấu vết đồ vật nào liên quan đến vụ việc”.

Đối tượng Hồ Duy Hải. Ảnh Báo Giáo dục.

Nhưng qua ngày hôm sau, các dân phòng đã phát hiện một con dao mới tinh tại bưu cục nhưng không thu giữ mà đem đốt đi. Sau đó người mua ve chai đã lượm lưỡi dao đi mất. Sau đó, các dân phòng đi mua con dao tương tự đưa cho công an. Thì liệu rằng con dao đó có được xem là chứng cứ hay không?

Trong khoa học hình sự, dấu vân tay là một chứng cứ quan trọng nhất khi thực hiện hành vi phạm tội, dấu vân tay sẽ là cơ sở đầu tiên để các cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định được đối tượng gây án.

Trong vụ án này, bản kết luận giám định số 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 lại chỉ rõ “Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên bản chỉ của Hồ Duy Hải”. Đây là bằng chứng ngoại phạm của Hải tuy nhiên trong bản án đã bỏ qua, không làm rõ.

“Ngoài ra, một chi tiết được đưa ra tại buổi họp báo là việc luật sư chỉ định trong vụ án của Hải là nguyên lãnh đạo cơ quan CSĐT Công an huyện Thủ Thừa có tham gia điều tra vụ án. Như vậy có đảm bảo được tính khách quan không?”, luật sư Thảo thắc mắc.

Nhiều sự bất thường trong bản án

Cũng trong cuộc họp báo, nhiều PV đã có những câu hỏi liên quan đến sự bất thường trong bản án được đặt ra như: Dấu vân tay được xác định không phải là của Hồ Duy Hải thì là của ai?

Những nghi can xuất hiện đầu tiên trong quá trình điều tra vụ án tại sao không có lời khai trong hồ sơ? Việc mua dao, thớt để đưa vào làm vật chứng cho vụ án có vi phạm tố tụng không?

Về thời gian không phù hợp thì tòa giải thích thế nào? Luật sư bào chữa chỉ định cho Hồ Duy Hải lại nhận tiền của gia đình Hồ Duy Hải thì có vi phạm tố tụng không?

Trả lời những câu hỏi này, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Quang Hùng, Phó chánh án TAND tỉnh Long An, cho rằng hiện nay bản án đã được xét xử qua cấp sơ thẩm và phúc thẩm, sau đó Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao đã xem xét lại toàn bộ hồ sơ và chứng cứ, nên thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án này không còn thuộc cấp tòa Long An nữa.

Bản thân ông Hùng không có quyền đánh giá bản án này như thế nào, các chứng cứ mâu thuẫn ra sao.

Nhưng nếu bất kể người dân hay nhà báo nào tìm được bằng chứng mới liên quan đến vụ án chứng minh Hồ Duy Hải không phải là thủ phạm thì đều có thể gửi đến lãnh đạo của tòa và viện tối cao.

Tin nổi bật