Tại sao các nước láng giềng chán ghét Trung Quốc? Một học giả người Trung Quốc ở Mỹ cho rằng Bắc Kinh nên tự trách mình.
|
Tiến sĩ Yang Hengjun-một học giả Trung Quốc từng làm việc trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc và hiện là thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington. |
Trong một bài viết đang trên tạp chí The Diplomat, Tiến sĩ Yang Hengjun - một học giả Trung Quốc từng làm việc trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc và hiện là thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington – cho rằng người Trung Quốc cần phải suy nghĩ về lý do tại sao “lời nói và hành động” của họ rất đáng sợ đối với các nước khác .
Sau đây là lược dịch bài viết của Tiến sĩ Yang Hengjun:
Các quốc gia có cùng một hệ thống và hệ tư tưởng không chắc sẽ là những người bạn của Trung Quốc. Nga ở phía bắc và Việt Nam ở phía Nam đã từng là “đồng chí và anh em”, nhưng các nước này vẫn có một cái gì đó “khắc cốt, ghi tâm” để nghi ngại Trung Quốc.
Trong thực tế, Trung Quốc hầu như không thể trở thành bá chủ thế giới. Giá trị và triết học của Trung Quốc không thuyết phục hay nhận được sự ngưỡng mộ của người khác và Trung Quốc có rất ít đồng minh thực sự. Thêm vào đó, Trung Quốc đang vấp phải rất nhiều vấn đề trong nước. Thực ra, Trung Quốc yếu hơn nhiều và có vẻ giống như một “người khổng lồ chân đất sét”. Tuy nhiên , trong con mắt của nhiều người tên thế giới, Trung Quốc là một “bạo chúa” và nhiều nước láng giềng đang bắt đầu chán ghét nước này.
Mỹ tuyên bố chiến lược "tái cân bằng với châu Á”, nhưng lại chậm hành động . Tại sao lại như vậy? Bởi vì Mỹ không có gì phải vội vàng và đang chờ đợi cơ hội. Mỹ đang chờ đến khi Trung Quốc tự làm hại mình. Khi mối quan hệ của Trung Quốc với từng nước láng giềng lần lượt xấu đi, khi các nước châu Á bắt đầu "sợ" Trung Quốc, các nước láng giềng sẽ yêu cầu Mỹ can dự, ngay cả khi không có chiến lược “tái cân bằng”. Người Trung Quốc nên nghĩ về điều này. Trong một vài năm ngắn ngủi , nhiều nước Châu Á đã đi đến chỗ tin rằng Trung Quốc đang trở nên "bá quyền" hơn và đáng sợ hơn so với Mỹ.
Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không ngừng “biện minh " hành động của Trung Quốc. Nhìn vào dư luận ở Trung Quốc: từ cư dân mạng cho Bộ Ngoại giao , tất cả mọi người đang đua nhau nói về bảo vệ quần đảo Điếu Ngư (quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý), cho Philippines “một bài học”, làm cho Việt Nam "biết thân, biết phận" hoặc liên kết với Nga để chống Mỹ.
Hãy tưởng tượng, nếu như Mỹ cũng có một chương trình truyền hình được chính phủ tài trợ liên tục nói về việc “đưa quân” và "dạy Trung Quốc một bài học”… Các giáo sư về quan hệ quốc tế ở Mỹ từng nói rằng quan hệ quốc tế giống như các mối quan hệ giữa con người và con người. Nếu không hiểu điều gì đó , người ta hãy đặt mình vào vị trí của người khác và chịu khó suy nghĩ. Sau đó, người ta sẽ hiểu.
Chỉ có điều, một số người Trung Quốc lại không hiểu điều đó. Theo suy nghĩ của họ, một khi đất nước đã trở nên mạnh mẽ , Trung Quốc có thể thu phục lãnh thổ tranh chấp bằng vũ lực và lau sạch những “tủi hổ” trong quá khứ. Nhưng trên thực tế , các vụ tranh chấp lãnh thổ không phải bắt đầu ngày hôm qua, mặc dù chúng thực sự bùng lên trong vài năm gần đây. Các vụ tranh chấp này có nhiều lý do lịch sử phức tạp.
Tất nhiên , theo quan điểm của người Trung Quốc, mấu chốt vấn đề là do Mỹ không muốn Trung Quốc hùng cường, Vì vậy, Mỹ lôi kéo các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc để quấy rối sự trỗi dậy của Trung Quốc . Nhưng người dân ở nhiều quốc gia khác lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược: Một Trung Quốc mạnh đang chuẩn bị thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và sẽ bắt nạt các nước yếu hơn, nhỏ hơn.
Có một điều mà người Trung Quốc không thể phủ nhận là rất nhiều các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát đã rõ ràng cho thấy kiểu tư duy: Nếu chúng ta không có thể phục hồi lãnh thổ của Trung Quốc, thì tại sao chúng ta có một quân đội? Điều này khiến cho người dân ở các nước khác lo lắng và họ sẽ chuẩn bị liên minh với nhau và thậm chí thúc giục Mỹ "tái cân bằng” ở Châu Á.