Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sông băng tan chảy, “pháo đài bay” của Mỹ trong Thế chiến II lộ diện sau 76 năm

(DS&PL) -

Máy bay ném bom B-17 của Mỹ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ II cuối cùng cũng được tìm thấy sau 76 năm bị vùi lấp dưới dòng sông băng.

Máy bay ném bom B-17 của Mỹ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ II cuối cùng cũng được tìm thấy sau 76 năm bị vùi lấp dưới dòng sông băng.

B-17 được mệnh danh là “pháo đài bay” của Mỹ đã rơi xuống dòng sông băng Eyjafjallajokull ở miền nam Iceland vào ngày 16/9/1944. Điều kỳ diệu là cả 10 thành viên trong phi hành đoàn thời điểm đó đều may mắn sống sót. Xác máy bay đã bị bỏ lại và chìm nghỉm xuống dòng sông băng.

Mãi đến khi tình hình biến đổi khí hậu khiến băng ở sông Eyjafjallajokull tan ra, chiếc máy bay mới lại “tái xuất” một lần nữa trong tình trạng hư hỏng nặng, không khác gì “đống sắt vụn”.

Nhiều cư dân địa phương coi xác tàu là một điểm hấp dẫn khách du lịch tới thăm và đã từ chối lời kêu gọi dọn dẹp nó.

"Pháo đày bay" B-17 của Mỹ hiện ở trong tình trạng bị phá tan thành từng mảnh.

Guomundur Gunnarsson – cựu thị trưởng của Isafjorour (Iceland), cũng là một nhà leo núi kỳ cựu chia sẻ: “Từ khi hay tin về việc tìm thấy xác máy bay B-17, tôi luôn thấy bồn chồn và phấn khích. Tôi thấy câu chuyện này quá mức hấp dẫn, khi tôi kể lại với bạn của mình, họ cũng cảm thấy vô cùng thú vị và thích thú”.

Nhóm người này sau đó đã tới nơi phát hiện xác máy bay vào tuần trước để chụp ảnh rồi chia sẻ lên mạng xã hội.

Vào năm 1996, Không quân Mỹ đã tiết lộ những thông tin chi tiết liên quan đến vụ tai nạn máy bay này. Được biết, B-17 đang trên đường bay tới Anh sau khi hạ cánh ở sân bay Keflavik (Iceland) để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết ở Iceland lúc đó rất xấu, máy bay đã gặp nạn và đâm vào chỏm băng.

Hình ảnh nguyên vẹn ban đầu của máy bay ném bom B-17 trên bầu trời Houston, bang Texas, Mỹ.

“Pháo đài bay” B-17 sau đó đã đáp trên tuyết mềm và tiếp tục trượt đi cho tới khi bị một bờ tuyết chặn lại. Một số thành viên trong phi hành đoàn bị hất văng ra khỏi máy bay, trong khi những người còn lại mắc kẹt nhưng đã kịp thoát ra trước khi máy bay bốc cháy.

Phi hành đoàn vào thời điểm đó không xác định được mình đang ở đâu, cũng không thể gửi tín hiệu khẩn cấp SOS cho Không quân Mỹ. Vì thế, họ quyết định rời khỏi sông băng, đi bộ tới một thung lũng và được người dân ở đây giúp đỡ.

Cuối tháng 9/1944, giới chức trách Mỹ đã cho tiến hành hai cuộc thám hiểm dòng sông băng Eyjafjallajokull, nơi tìm thấy máy bay. Nhóm thứ nhất đã tới nơi và lấy được một số vât phẩm, trong khi đó, nhóm thứ hai đành “ra về tay không”, thậm chí còn chưa đến được dòng sông này.

Đinh Kim (Theo Dailymail)

Tin nổi bật