Thành phố biển Vũng Tàu. (Ảnh: V.H)
Từng bước triển khai, lấy ý kiến người dân
Trong kỷ nguyên vươn mình, xu thế của các siêu đô thị trên thế giới như Tokyo, Mexico City, Delhi,… đã đặt ra vấn đề cần tạo động lực phát triển mới cho nền kinh tế khu vực. Các siêu đô thị giờ đây không chỉ phát triển đơn thuần dựa trên thế mạnh về dịch vụ, công nghiệp, cảng biển mà định hướng mới tập trung vào việc tích hợp các trụ cột kinh tế hiện đại như trung tâm tài chính quốc tế, logistic, cảng trung chuyển container và khu công nghiệp công nghệ cao.
Do đó, việc hình thành một siêu đô thị dẫn đầu dựa trên trung tâm tài chính quốc tế - trung tâm logistic cảng trung chuyển container quốc tế - khu công nghiệp công nghệ cao sẽ tạo động lực phát triển cho bất cứ siêu đô thị nào.
Ngày 13/4, TPHCM cũng đã lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đơn vị hành chính mới được hình thành từ việc sáp nhập TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
TPHCM sau sắp xếp, sáp nhập sẽ có diện tích hơn 6.700km2, quy mô dân số hơn 13,7 triệu người, hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ.
Hệ thống kết nối giao thông liên vùng giữa TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu. (Đồ họa: T.ĐẠT)
Xét về quy mô kinh tế, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM đang nắm giữ sức mạnh kinh tế vượt trội. Tổng GRDP năm 2024 của ba địa phương này đạt khoảng 2.363.032 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GRDP cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 cũng cho thấy mức sống cao tại khu vực này: Bình Dương cao nhất cả nước với 8,29 triệu đồng/người/tháng, Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 4,41 triệu đồng/người/tháng, trong khi TP Hồ Chí Minh đạt 6,51 triệu đồng/người/tháng.
10 tỉnh thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất năm 2023. (Nguồn: Tổng cục Thống kê).
Bà Rịa - Vũng Tàu với cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và hệ thống hậu cần logistics biển chính là “cửa ngõ chiến lược” mà TPHCM đang cần để nâng tầm năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Không kém phần quan trọng là Bình Dương với hệ thống khu công nghiệp hiện đại, năng lực thu hút FDI hàng đầu và mạng lưới giao thông kết nối chặt với TPHCM. Địa phương này đã là một phần không thể tách rời của vùng đô thị mở rộng.
Dựa trên kết nối giao thông – kết nối công nghệ - kết nỗi chuỗi giá trị sẽ giảm áp lực dân số tại các vùng lõi trung tâm, phát triển các vùng đô thị quy hoạch mới hiện đại và bền vững.
Đô thị du lịch quốc tế Gold Coast Vũng Tàu: Kiến tạo cuộc sống đẳng cấp
Những đô thị phát triển theo xu hướng bền vững không chỉ tăng giá trị sử dụng đất, tăng tỷ lệ đô thị hoá lâu dài, mà còn tạo ra cơ hội cho nhiều gia đình trẻ có cơ hội sở hữu nhà ở.
Trong đó, Bà Rịa – Vũng Tàu với các đô thị mới theo hướng đô thị ở, có tính chất thương mại – du lịch quốc tế nằm ngay các tuyến giao thông huyết mạch vùng dự đoán sẽ đón đầu được cơ hội phát triển này.
Ngự trị ngay tại vị trí đắc địa, Đô thị du lịch quốc tế Gold Coast Vũng Tàu cùng phân khu Limassol mới ra mắt sẵn sàng đón nhận sức bật mạnh mẽ từ giai đoạn tăng tốc phát triển hạ tầng với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, từ cao tốc, vành đai đến sân bay, cảng biển.
Gold Coast Vũng Tàu tập trung vào bốn trụ cột gồm thương mại, tri thức và công nghệ, thể thao và giải trí, wellness.
Limassol còn được ưu ái với đại lộ 68 chạy qua, nối dài lên cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Từ đây, gia chủ chỉ cần 5 phút để tới TP Bà Rịa, 10 phút tới TP Vũng Tàu, 15 phút tới bãi biển Long Hải, 24 phút tới đảo Gò Găng, đảo Long Sơn, 45 phút tới sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải, bãi biển Hồ Tràm và chỉ 60 phút để tới TPHCM.
Gold Coast Vũng Tàu có mật độ xây dựng 30%, dự án ưu tiên không gian xanh và các tiện ích sinh thái.
Đón đầu làn sóng siêu đô thị, Gold Coast Vũng Tàu hứa hẹn không chỉ là một siêu đô thị du lịch quốc tế mà còn là cơ hội đầu tư hiếm có khi thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng thần tốc.