Sau 20 năm người ta mới tìm được nguyên mẫu hình ảnh Tiểu Yến Tử trong Hoàn Châu Cách Cách.
Tiểu Yến Tử - Vai diễn giúp Triệu Vy thành sao sau một đêm
Từ khi là sinh viên Học viên Điện Ảnh Bắc Kinh, Triệu Vy đã là cô gái nhận được sự chú ý của nhiều người nhờ ngoại hình tươi sáng, sự thông minh chăm chỉ. Ngày ấy, có rất nhiều chàng trai trong lớp mà sau này là những ngôi sao hàng đầu Trung Quốc đem lòng tương tư.
Triệu Vy lần đầu tiên đóng phim là vào năm 1993, khi được chọn vào vai một cung nữ trong bộ phim Họa Hồn với diễn viên chính là Củng Lợi.
Năm 1995, sau khi tốt nghiệp cấp ba, cô đóng phim truyền hình đầu tiên, Nàng Phi Yến trong cung nhà Hán, nhưng cũng chỉ là vai một cô cung nữ, vai phụ. Cũng trong năm này, Triệu Vy được đạo diễn Tạ Tấn mời tham gia trong bộ phim điện ảnh Nữ Nhi Cốc. Trong phim này, cô được giữ một vai tương đối lớn.
Sau khi đảm nhận một số vai nhỏ trong một số phim truyền hình và điện ảnh, Triệu Vy lần đầu tiên được đảm nhận vai chính trong phim truyền hình Chị em gái đến Bắc Kinh. Cũng chính lúc này, cô được nữ văn sĩ Quỳnh Dao để mắt tới.
Bà nhận thấy Triệu Vy tuy hơi béo một chút nhưng là một cô gái thông minh. Năm 1997, Triệu Vy phải giảm cân và nhận vai chính trong bộ phim truyền hình của Quỳnh Dao mang tên Hoàn Châu Cách Cách.
Dù vậy, đó là một nỗ lực không hề uổng phí khi "Hoàn Châu Cách Cách" thành công rực rỡ, trở thành một cơn sốt ở Châu Á còn cái tên Tiểu Yến Tử được gắn liền với Triệu Vy từ đó. Hiện đây vẫn là vai diễn nổi tiếng nhất của cô
.Vai diễn này của Triệu Vy kinh điển đến mức sau này Huỳnh Dịch hay Lý Thạnh dù có cố gắng thế nào cũng không thể vượt qua cái bóng của cô.
Báo chí Đức từng ví Triệu Vy như là "Angelina Jolie châu Á" để ca ngợi tài năng diễn xuất cũng như ngoại hình kiều diễm xuất chúng của cô. Thành công ở cả lĩnh vực ca sĩ, đạo diễn nhưng nghiệp diễn mới thật sự là công việc đem tên tuổi của cô đến tầm cao nhất.
Đi tìm nàng Tiểu Yến Tử có thật trong lịch sử
Nhiều năm qua đi, những khán giả của Hoàn Châu Cách Cách vẫn giữ trong lòng mình một thắc mắc liệu nàng Tiểu Yến Tử có thật trong đời. Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng Tiểu Yến Tử trong Hoàn Châu Cách Cách là vai diễn hư cấu của nữ văn sĩ Quỳnh Dao.
Tuy nhiên, cách đây không lâu, người ta phát hiện nhân vật Tiểu Yến Tử có thật ngoài đời và sống ở nhà Thanh.
Theo các tài liệu ghi lại được, nữ văn sĩ Quỳnh Dao đã lấy cảm hứng cho tác phẩm của mình nhân chuyến du lịch đến Bắc Kinh, Trung Quốc.
Câu chuyện bắt đầu từ một chuyến đi du lịch từ Đài Loan sang Bắc Kinh, nữ văn sĩ Quỳnh Dao đã được đưa đến viếng địa danh Công chúa phần.
Theo truyền thuyết kể lại, nơi đây chôn cất một vị công chúa là nghĩa nữ (con nuôi) của vua Càn Long. Mặc dù là công chúa nhưng không mang huyết thống hoàng tộc nên sau khi qua đời, người này không được chôn cất tại khu vực lăng mộ của hoàng cung. Câu chuyện về người công chúa này vẫn được người dân vùng này kể lại cho nhau nghe nhưng chẳng ai biết cô là ai, họ tên gì.
Sau khi được nghe câu chuyện này, nữ văn sĩ Quỳnh Dao là quyết định sáng tác nên kịch bản ‘Hoàn Châu cách cách’. Nhân vật Tiểu Yến Tử chính là hình ảnh của vị công chúa năm xưa.
Theo phân tích của các nhà lịch sử thì mặc dù Hoàn Châu Cách Cách của Quỳnh Dao vô cùng nổi tiếng nhưng bà đã phạm một sai lầm khá nghiêm trọng về lịch sử. Cụ thể, vào thời vua Càn Long, con gái vua đã chuyển sang gọi bằng "công chúa", thay vì "cách cách" như các đời vua trước.
Vua Càn Long (hình ảnh được lưu giữ trong các tài liệu lịch sử).
Ở thời vua Càn Long, "cách cách" là từ dùng để gọi con cái các vị thân vương trong cung. Mặc dù lỗi sai này khá lớn nhưng khi trước sự thành công của bộ phim, mọi sai sót của Quỳnh Dao dường như được xóa nhòa.
Mới đây, truyền thông Trung Quốc bất ngờ đăng tải một bài viết được cho là của một chuyên gia lịch sử tiết lộ danh tính thực sự của người được cho là Tiểu Yến Tử.
Người này cho biết, có khá nhiều câu chuyện liên quan tới nàng "cách cách" bí ẩn. Trong bài viết của mình, người này cho biết sẽ trích đăng toàn bộ nội dung trong tài liệu lịch sử.
"Trong một lần vi hành, vua Càn Long đã cải trang và dẫn theo hai người tùy tùng chứ không có đoàn đội tấp nập.
Trong chuyến đi, Càn Long và tùy tùng của mình bị lạc đường. Lúc ấy, trời đã bắt đầu tắt nắng, vua Càn Long đành đi vào một ngôi làng nhỏ ven núi và gõ cửa đại một nhà trong xóm. Rất may mắn, vua Càn Long được một ông già mời vào nhà và dặn con gái nhỏ chuẩn bị bữa ăn và chỗ nghỉ ngơi mà không hề đề phòng hay nghi ngờ gì. Thậm chí, ông già còn chuẩn bị đồ ăn đi đường để cho vua Càn Long và tùy tùng mà không hề biết đây là vua một nước.
Trong khoảng thời gian tá túc tại nhà ông lão, được chăm sóc bởi bàn tay bé nhỏ của đứa trẻ dễ thương, Càn Long đã nảy lòng yêu mến đứa trẻ và gia đình. Trước lúc rời đi, ông đề nghị với ông già để trở thành cha đỡ đầu cho đứa bé, Vua Càn Long cũng đưa cho đứa bé một chiếc khăn và dặn dò rằng: "Nếu có chuyện gì hãy đến Kinh thành tìm cha".
Một thời gian sau, vua Càn Long cũng không có dịp trở lại xóm nhỏ, gia đình cũng quên mất vị khách năm nào.
Nhưng rồi vùng quê nghèo phải đối diện với nạn đói do mất mùa thường xuyên. Hai cha con nhà ông lão phải chạy nạn lên Bắc Kinh để kiếm đường sinh sống.
Do không có tiền bạc, công việc, hai cha con đành sống vạ vật ở miếu hoang đền đài. Trong một lần lang thang trên phố kiếm ăn, cô con gái nhỏ đã gặp được tùy tùng của vua Càn Long từng tá túc tại nhà. Lúc này, cô mới lôi chiếc khăn cũ và cầu xin giúp đỡ.
Người này nhận khăn và quay trở lại cung để báo lại với vua .Càn Long sau khi gặp lại cô gái mới nhớ ra lời hứa năm nào của mình nên đã cưu mang và để cô ở lại trong cung.
Một thời gian sau, người cha bị bạo bệnh qua đời, vua Càn Long quyết định giữ cô gái ở trong cung và phong cho là công chúa. Nhưng chốn hậu cung vốn không hề dễ dàng, một thời gian sau, cô gái cũng mắc bệnh mà mất.
Thương tiếc cho cô, Càn Long đã hạ lệnh chôn cô theo nghi thức hoàng gia tại một vùng riêng nằm phía Tây thành Bắc Kinh. Nơi này được gọi tên là "Công chúa phần" nghĩa là phần mộ của công chúa mà không có tên rõ ràng".
Khu vực mộ phần xưa...
...được thay thế bằng trạm tàu điện ngầm.
Người này cho biết, khu vực để mộ phần của công chúa bị phá hủy để xây dựng trạm tàu điện ngầm. Tuy nhiên, những tài liệu lịch sử ghi lại đều khẳng định xưa kia ở đây là phần mộ của một nàng công chúa vốn là nghĩa nữ của vua Càn Long. Chính vì thế, nhiều người tin rằng đây chính là hình ảnh "Tiểu Yến Tử" được Quỳnh Dao sáng tạo trong Hoàn Châu Cách Cách.