Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sập hầm Đạ Dâng: 2 ngày nữa sẽ đưa được 12 người mắc kẹt ra ngoài

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sẽ lắp đặt hệ thống đường ống kết cấu hình chữ A với đường kính 4 mét xuyên qua đoạn hầm bị sập để làm lối thoát đưa 12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm Đạ Dâng ra ngoài.

(ĐSPL) - Sẽ lắp đặt hệ thống đường ống kết cấu hình chữ A với đường kính 4 mét xuyên qua đoạn hầm bị sập để làm lối thoát đưa 12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm Đạ Dâng ra ngoài.

Xem video: 

Hiện trường vụ sập hầm Đạ Dâng

Lực lượng cứu hộ đã làm việc suốt đêm qua và đã liên lạc được với12 công nhân bị mắc kẹt qua ống thông đã khoan được. Các nạn nhân vẫn còn sống nhưng rất mệt, đói và lạnh. 12 bình oxy, nước gừng, sữa đã được chuyển vào bên trong.
Sáng nay (17/12), lực lượng cứu hộ lực lượng cứu hộ cứu nạn đang khẩn trương tập kết các thiết bị vật tư để sẵn sàng cho lực lượng công binh đào đất vào vị trí 12 công nhân đang mắc kẹt.
Lữ đoàn công binh 25 (Quân khu 7) đã điều động 29 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn 12 công nhân.

Chiến sĩ công binh được điều động đến hiện trường. (Ảnh: VnExpress). 


Các máy khoan lớn cũng đã được di chuyển từ trong hầm thủy điện ra ngoài để tạo khoảng không cho lực lượng công binh đào đoạn hầm bị sập. Lượng bùn nhão, đất đá, sắt thép được đào sẽ bỏ lên xe di chuyển ra ngoài.
Đang có mặt tại hiện trường, Đại tá Hoàng Công Thạo, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng cho biết, phương án giải cứu 12 công nhân kẹt trong hầm thủy điện sáng nay là tiếp tục gia cố đường hầm chống sập thêm, khoan một lỗ mới vào bên trong hầm nhằm tạo đối lưu không khí. Lực lượng công binh sẽ đào sâu vào đoạn hầm bị sập theo hình chữ A.

Các đồng chí lãnh đạo bàn phương án cứu hộ. (Ảnh: VnExpress).


"Những cây đưa vào để chống đỡ hầm khi bộ đội đào. Hiện chưa thể xác định thời gian bao giờ tiếp cận nạn nhân. Việc cứu hộ được làm khẩn trương với phương án tối ưu nhất. Thời gian lúc này với các nạn nhân là vô cùng quý giá. Đến thời điểm này, sau khi đã nhận tiếp tế sữa, xúc xích, nước gừng... 12 nạn nhân đều cho biết sức khỏe ổn, tỉnh táo", ông Thạo nói.
Sau nhiều giờ tham gia cứu hộ, anh Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi) cho biết, mình là một trong nhóm 3 công nhân chạy thoát ra ngoài khi hầm sập xuống. "Lúc đó tôi và hai đồng nghiệp chở vật tư từ ngoài vào trong được 500 m thì nghe tiếng sạt sạt. Sau đó đất, đá, bùn nhão... đổ ầm xuống. Cả 3 bỏ xe chạy ra ngoài. Khi thấy hầm hết sạt lở, chúng tôi quay lại đào bới nhóm người kẹt bên trong. Nhưng càng đào thì đất, đá... càng sạt xuống nên bỏ chạy ra ngoài cầu cứu", anh Tuấn kể.
Theo anh Tuấn, trong số 12 người kẹt bên trong có một người em và cháu họ của anh.
Theo quan sát tại hiện trường sáng nay, công tác đào hầm để cứu 12 nạn nhân sẽ gặp nhiều khó khăn vì lượng đất đá, bùn nhão rất lớn và kéo dài khoảng 26-27 m.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, một trong những công nhân thoát nạn. (Ảnh: VnExpress).

Ông Phan Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Chúng tôi lo ngại công tác đào hầm sẽ ảnh hưởng đến sự sống nên chúng tôi phải tính toán kỹ lưỡng. Bộ đội công binh sẽ kết hợp với quân sự tỉnh và lực lượng tại chỗ vừa đào lấy đất đá ra khỏi hầm vừa gia cố. Công tác cứu hộ thủ công như vậy tôi không dám chắc khi nào sẽ thông hầm để cứu 12 người bên trong. Nhưng chúng tôi huy động toàn bộ lực lượng để thông hầm trong thời gian sớm nhất có thể", ông Hùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Duy Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết thêm nước trong hầm bây giờ đã dâng cao khoảng 1 mét nên từ giờ đến tối phải cố gắng làm sao để đưa được các nạn nhân ra ngoài. "Tất cả những người bên trong sức khỏe đều vẫn đang bình thường, chúng tôi mới đưa thêm một đợt sữa vào trong cho họ", ông Hải nói.
Vị chủ tịch UBND huyện Lạc Dương nói thêm, hiện lực cứu hộ đang cố gắng khoan thêm một lỗ nhưng chưa được.

Gỗ được đưa vầ dựng hầm chữ A theo phương án cứu hộ mới. (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

Là một trong những đơn vị tham gia cứu hộ, ông Lê Việt Quang - Chủ tịch HĐQT công ty TNHH Nhôm Lâm Đồng - cho biết, sớm nhất phải 2 ngày mới có thể đưa các nạn nhân ra ngoài. Khó khăn nhất với lực lượng cứu hộ hiện nay là phải đào thủ công thẳng vào khu đất đá đã bị sập. "Phương án tối ưu nhất là đào sâu được vào 35 mét, xuyên qua đống đất đá, để từ đó đưa mọi người ra ngoài. Điều đáng mừng là các nạn nhân đều khỏe mạnh", ông Quang nói.



Tin nổi bật