Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Rét đậm rét hại kéo dài, người nào có dấu hiệu dưới đây cần nhập viện ngay

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Nhiều gia đình khi phát hiện dấu hiệu của người bệnh đã dùng thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, vài ngày sau mới đưa đi cấp cứu thì đã muộn.

Theo Người đưa tin, PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm một tỉ lệ lớn bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Phần lớn là bệnh nhân trên 45 tuổi, ngoài ra cũng ghi nhận một số người trẻ mới chỉ trên dưới 30 tuổi.

Tại một số cơ sở y tế đã ghi nhận, bệnh nhân đột quỵ não nhập viện trong tình trạng hôn mê. Người nhà bệnh nhân cho biết sau khi tắm, bệnh nhân xuất hiện choáng váng, bị ngã bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ não do tăng huyết áp. Dù được phẫu thuật lấy khối máu tụ trong não nhưng có thể để lại một số di chứng ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Ảnh minh họa.

Đáng nói là do thiếu hiểu biết, nên nhiều gia đình đã không đưa bệnh nhân đột quỵ đi cấp cứu mà để ở nhà và dùng các thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, vài ngày sau mới đưa đi cấp cứu thì đã muộn.

Cũng theo PGS Mai Duy Tôn, tỉ lệ người bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong 6 giờ đầu còn thấp. Do đó, trong mùa lạnh người bệnh nên kiểm soát huyết áp thường xuyên và duy trì thuốc tăng huyết áp đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc.

PGS Mai Duy Tôn cho biết, với các bệnh nhân có bệnh lý về huyết áp hay tim mạch khi có những dấu hiệu méo miệng, lưỡi tê cứng, khó nói hoặc không nói được, nhìn mờ thì gia đình cần gọi xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra các bác sĩ cũng lưu ý, một số biểu hiện khác như cảm giác tê mỏi chân tay, khó khăn khi thực hiện các thao tác sinh hoạt, mỏi lưỡi tê cứng, nói chậm, rối loạn trí nhớ, không phân biệt được những điều đang xảy ra xung quanh... cũng cần đưa đến cơ sở y tế có đủ phương tiện chẩn đoán hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trình độ cao để gia tăng cơ hội sống và khả năng phục hồi, không để lại di chứng.

Theo PGS Mai Duy Tôn, thời gian từ khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng, tức là dưới 6 tiếng từ khi khởi phát dấu hiệu đầu tiên. Đây được gọi là "thời gian vàng" quyết định sự sống của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. Nếu người bệnh được đưa đến cơ sở y tế càng sớm thì tỉ lệ tử vong và di chứng nặng sẽ càng giảm.

Liên quan đến vấn đề này, báo Công luận thông tin, vào những ngày thời tiết lạnh sâu như này, chúng ta không nên thực hiện những điều sau, dựa theo khuyến cáo từ bác sĩ:

Uống rượu làm ấm người: Trên thực tế, rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể và làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt. 

Ảnh minh họa.

Đi tất 24/24 giờ: Thói quen đi tất ngay cả khi đi ngủ có thể khiến đôi chân bị bí hơi, mồ hôi không thoát ra được khiến ảnh hưởng giấc ngủ, thậm chí về lâu dài có thể gây bệnh thấp khớp.

Tập thể dục ngoài trời lạnh: Nếu muốn tập thể dục để giữ gìn sức khỏe, bạn có thể tập trong nhà. 

Đốt than củi, than tổ ong để sưởi ấm: Ngộ độc khia CO2 và CO có thể khiến con người đi vào hôn mê, lịm dần và tử vong chỉ sau vài phút.

Tắm nước lạnh: Điều này khiến cho lượng máu đi qua cơ quan nội tạng và làm cho huyết áp tăng cao nhanh chóng, dễ dẫn đến đột quỵ. 

Mặc nhiều quần áo đi ngủ: Việc mặc nhiều quần áo đi ngủ có thể kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.

Uống nước quá nóng trước khi ra ngoài: Chúng ta chỉ nên uống nước ấm, không nên uống nước quá nóng trước khi ra ngoài.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật