Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quy định về tỷ lệ vay khi phát hành trái phiếu, có cần thiết?

  • MATHOA
(DS&PL) -

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi, bổ sung NĐ 153/2020, NĐ 65/2022 và ngưng hiệu lực thi hành với một số điều tại NĐ 65. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên Học viện Tài chính chia sẻ quan điểm cá nhân về sự cần thiết của việc quy định tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu, điều mà chưa được các NĐ này nhắc tới.

 
Nhìn từ tình hình thực tế tại vấn đề nêu trên, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng hiện nay, chúng ta chưa đưa ra được quy định kết cấu về vốn vay trên vốn chủ sở hữu, đây phải được coi là khung giới hạn để quản lý vốn vay của các doanh nghiệp. Vốn vay ở đây bao gồm: vốn doanh nghiệp vay ngân hàng, vốn doanh nghiệp phát hành trái phiếu, vốn doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác,... 
 
Trên thế giới, nhiều nước đã quy định về điều này nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Điển hình có thể kể đến là Trung Quốc, đối với doanh nghiệp lớn có tỷ lệ là 1:3 (một vốn chủ sở hữu có 3 lần vốn vay); doanh nghiệp vừa và nhỏ là 1:5; một số quốc gia khác thông thường có thể lên đến 3.5 lần so với vốn chủ sở hữu.
 
Câu chuyện là vậy, bài toán nghe cũng khá dễ hiểu, tuy nhiên trên thực tế, con số kỷ lục nhất trên thị trường lại tới 47 lần thuộc về công ty Mediterranena Revival Villas. Tiếp đó, Công ty cổ phần Osaka Garden cũng huy động được gấp 28,5 lần vốn chủ sở hữu của mình. Hay như công ty R&H, do ông Trương Quang Minh làm chủ, huy động gấp 5,6 lần vốn chủ sở hữu, dù công ty này mới thành lập chưa đầy 3  năm. Có thể nói, đây đều là những con số rất ấn tượng, tuy vậy, cũng ẩn chứa đầy rủi ro.
 
Huy động được nhiều vốn, mở rộng địa bàn, lĩnh vực được xem như là điều tốt, chia sẻ về vấn đề này, ông Thịnh cho biết: "Điều này rất dễ gây nên tình trạng 'ngộp' vốn của các doanh nghiệp. Vì bộ máy thì còn quá nhỏ, lượng vốn lại quá lớn dẫn đến đầu tư một cách tràn lan, mỗi dự án có một tí vốn rồi thành ra chẳng có cái gì được hoàn thành. Quá trình sử dụng nhân công, máy móc cũng sẽ gặp vấn đề." Ông cũng nhận định, điều này không chỉ khiến doanh nghiệp đó gặp khó khăn trong quá trình trả nợ, lãi mà thậm chí còn kéo cả nguồn lực của xã hội xuống, làm giảm hiệu quả khi các doanh nghiệp này quản lý và sử dụng vốn không tốt. 
 
- "Vậy khi chúng ta quy định về điều này sẽ có lợi, hại như thế nào, thưa ông?"
- "Quy định này sẽ giúp cho các doanh nghiệp được huy động và sử dụng nguồn vốn trong khả năng của họ. Còn về tác động không tốt, có thể sẽ xảy ra với một vài trường hợp khi doanh nghiệp bị khống chế khả năng kinh doanh vì nhìn thấy cơ hội nhưng lại không có đủ vốn để làm, cơ hội cũng có thể bị vuột mất. Tôi công nhận, đây là một sự đánh đổi, nhưng tất nhiên tác động tiêu cực này vẫn sẽ ít rủi ro hơn việc chúng ta không quản lý được thị trường trái phiếu" - Ông Thịnh chia sẻ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tin nổi bật