Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quốc gia châu Á nơi lao động không được tăng lương trong 30 năm

(DS&PL) -

Sau 30 năm làm việc trong ngành giáo dục ở Nhật Bản, mức lương của ông Hideya Tokiyoshi gần như không thay đổi.

Chia sẻ với CNN, ông Hideya Tokiyoshi cho biết ông đã làm giáo viên dạy tiếng anh ở Tokyo (Nhật Bản) từ 30 năm trước. Tuy nhiên, từ đó tới nay, mức lương của ông gần như vẫn vậy, không có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, cách đây 3 năm, sau khi không còn hy vọng vào việc tăng lương, người giáo viên tiếng Anh này đã chuyển sang viết lách.

Ông Tokiyoshi chia sẻ: "Tôi cảm thấy thật may mắn vì việc viết và bán sách đã đem lại cho tôi thêm một khoản thu nhập khác. Nếu không nhờ công việc này, tôi sẽ mãi mắc kẹt với mức lương không đổi. Nhờ vậy tôi mới có thể tiếp tục cuộc sống".

Ông Tokiyoshi là một phần thế hệ lao động Nhật Bản không được tăng lương trong suốt thời gian qua. Giờ đây, giao thời giảm phát, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm sự sụt giảm trong mức sống cơ bản và các công ty đang đứng trước những áp lực chính trị, buộc phải tăng lương cho nhân viên.

Mức lương của các lao động Nhật Bản gần như không thay đổi trong 30 năm qua. Ảnh: CNN 

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang thúc giục các công ty hỗ trợ lao động trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao. Hồi tháng trước, ông kêu gọi các công ty tăng lương lên mức trên lạm phát. 

Giống như những nơi khác trên thế giới, lạm phát đang là một vấn đề đau đầu tại Nhật Bản. Trong năm 2022, chi phí tiêu dùng cốt lõi đã tăng tới 4%. Tỷ lệ này vẫn thấp so với Mỹ và Anh nhưng lại là mức cao đáng kể tại Nhật Bản sau 41 năm. 

"Ở một quốc gia mà tiền lương danh nghĩa không tăng trong hơn 30 năm, tiền lương thực tế đang giảm khá nhanh do lạm phát", ông Stefan Angrick, nhà kinh tế cấp cao tại Moody's Analytics có trụ sở tại Tokyo, nhận định.

Tháng trước, Nhật Bản đã ghi nhận mức giảm thu nhập lớn nhất, sau khi tính đến lạm phát, trong gần một thập kỷ.

Một vấn đề lâu dài

Vào năm 2021, mức lương trung bình hàng năm ở Nhật Bản là 39.711 USD, cao hơn không đáng kể so với mức 37.866 USD vào năm 1991, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Điều đó có nghĩa là người lao động chỉ được tăng chưa đến 5% lương, so với mức tăng 34% ở các nền kinh tế khác thuộc Nhóm G7, chẳng hạn như Pháp và Đức, trong cùng thời kỳ.

Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến tiền lương trì trệ. Đầu tiên, Nhật Bản từ lâu đã phải vật lộn với một vấn đề: Mức giá thấp. Giảm phát bắt đầu vào giữa những năm 1990, do đồng yên mạnh - đã đẩy chi phí nhập khẩu xuống - và tạo ra sự bùng nổ của bong bóng tài sản trong nước.

Müge Adalet McGowan, nhà kinh tế cấp cao của văn phòng Nhật Bản tại OECD, cho biết: "Trong 20 năm qua, về cơ bản, không có sự thay đổi nào trong lạm phát giá tiêu dùng". Bà nói thêm, cho đến thời điểm hiện tại, số tiền của người tiêu dùng không bị ảnh hưởng hoặc họ. không cảm thấy cần phải đòi hỏi mức lương cao hơn.

Shintaro Yamaguchi, giáo sư kinh tế tại Đại học Tokyo, dự đoán khi lạm phát tăng lên, mọi người có thể bắt đầu phàn nàn về chuyện không tăng lương.

Thị trường việc làm đang thay đổi

Các chuyên gia cho biết tiền lương của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng vì nó tụt hậu trong một thước đo khác: Tỷ lệ năng suất.

Theo ông Yamaguchi, sản lượng của đất nước, được đo bằng số lượng công nhân đóng góp vào GDP của một quốc gia mỗi giờ, thấp hơn mức trung bình của OECD và đây được xem là lý do lớn nhất dẫn đến việc mức tiền lương cố định.

Bà McGowan thì cho rằng: "Nói chung, tăng trưởng tiền lương và năng suất đi đôi với nhau. Khi năng suất tăng, các công ty hoạt động tốt hơn và khi họ làm tốt hơn, họ có thể đưa ra mức lương cao hơn".

Lạm phát đang đặt ra thách thức mới đối với Nhật Bản. Ảnh: CNN 

Bà cho biết dân số già của Nhật Bản cũng là một vấn đề đáng lo ngại vì lực lượng lao động lớn tuổi có xu hướng làm việc với năng suất và tiền lương thấp hơn. Cách mọi người đang làm việc cũng đang thay đổi.

Theo bà McGowan, vào năm 2021, gần 40% tổng lực lượng lao động của Nhật Bản làm việc bán thời gian hoặc làm việc không theo giờ, tăng từ khoảng 20% vào năm 1990.

Bà McGowan tiếp tụ: "Khi tỷ lệ những người lao động không thường xuyên này tăng lên, tất nhiên mức lương trung bình cũng giảm vì họ kiếm được ít tiền hơn".

Lao động trọn đời

Theo các nhà kinh tế học, nền văn hóa làm việc độc đáo của Nhật Bản đang góp phần vào tình trạng trì trệ tiền lương.

Ông Angrick cho biết nhiều người làm việc trong hệ thống "lao động trọn đời" truyền thống, nơi các công ty cố gắng hết sức để giữ người lao động làm việc suốt đời.

Điều đó có nghĩa là họ thường rất thận trọng trong việc tăng lương vào thời điểm thuận lợi để có phương tiện bảo vệ người lao động của mình khi khó khăn.

"Họ không muốn sa thải mọi người. Vì vậy, họ cần phải có khả năng để giữ lao động trong biên chế khi khủng hoảng xảy ra", ông Angrick nói.

Theo bà McGowan, hệ thống trả lương dựa trên thâm niên, trong đó người lao động được trả lương dựa trên cấp bậc và thời gian làm việc hơn là hiệu suất làm việc, đã làm giảm động cơ khuyến khích mọi người thay đổi công việc, điều mà lao động ở các quốc gia khác sử dụng để tăng lương. 

Jesper Koll, một chiến lược gia và nhà đầu tư nổi tiếng của Nhật Bản, trước đây đã nói với CNN: “Vấn đề lớn nhất trong thị trường lao động của Nhật Bản là sự ngoan cố trả lương theo thâm niên. Nếu trả lương dựa trên thành tích thực sự được đưa ra, sẽ có nhiều chuyển đổi công việc và thăng tiến trong sự nghiệp hơn".

Minh Hạnh (Theo CNN) 

Tin nổi bật