Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quan hệ Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ cải thiện nếu Tổng thống Park bị luận tội?

(DS&PL) -

Việc luận tội Tổng thống Park Geun-hye có thể khiến Hàn Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị, nhưng cũng có thể giúp hàn gắn rạn nứt ngoại giao với Bắc Kinh.

Việc luận tội Tổng thống Park Geun-hye có thể khiến Hàn Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị, nhưng cũng có thể giúp hàn gắn rạn nứt ngoại giao với Bắc Kinh.

Các nhà phân tích cho rằng gần đây, không chỉ Trung Quốc mà ngay cả các phe đối lập Hàn Quốc cũng liên tục phàn nàn về hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Nếu như, Tổng thống Park Geun-hye bị luận tội, người kế nhiệm bà rất có thể sẽ hoãn triển khai hệ thống này

Tám nhà lập pháp từ đảng DPK đã tới Trung Quốc trong tuần này để gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi và các quan chức hàng đầu khác. Họ muốn truyền đạt niềm tin rằng quyết định triển khai THAAD có thể sẽ được tay đổi sau khi Tổng thống tiếp theo nhậm chức.

Trong chuyến thăm, nhà lập pháp Han Min-koo đã nhắc lại cam kết của Seoul đối với THAAD, làm dấy lên dự đoán rằng việc triển khai hệ thống vẫn chưa được thực hiện. Ứng viên Tổng thống Moon Jae-in của DPK cũng đã đề nghị xem xét lại việc triển khai.

Trung Quốc quan ngại rằng lắp đặt THAAD trên đất Hàn Quốc sẽ giúp đánh chặn các tên lửa của Trung Quốc. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát radar X của THAAD cũng có thể sẽ giám sát các cuộc thử tên lửa ở bờ biển phía Bắc và phía Đông của nước này.

Nếu bà Park bị luận tội, Tổng thống kế nhiệm có thể sẽ trì hoãn triển khai THAAD. Ảnh: Korea Times

Mỹ tuyên bố rằng hệ thống radar của THAAD sẽ có tầm phát hiện 600km - đủ để giám sát các đợt phóng từ Triều Tiên, nhưng không theo dõi Trung Quốc. Tuy nhiên, radar có thể được lập trình với phạm vi phát hiện 2.000km, phía Trung Quốc cáo buộc.

Theo ông Zhang Tuosheng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại tại Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh lo ngại thỏa thuận của Washington với Seoul là một phần trong kế hoạch của Mỹ nhằm xây dựng một mạng lưới phòng thủ tên lửa khu vực bao trùm Trung Quốc, Nhật, Philippines, Việt Nam và thậm chí cả Đài Loan.

Seoul khẳng định họ cần THAAD để bảo vệ 50 triệu dân Hàn Quốc trước mối đe dọa hạt nhân ngày càng nghiêm trọng từ phía Bình Nhưỡng.

Một nhà ngoại giao cấp cao đã về hưu nói với This Week in Asia: "Hiểm họa hạt nhân của Triều Tiên giống như ung thư gan với Hàn Quốc. Seoul cần dùng thuốc vì điều trị ung thư, và THAAD chính là thuốc".

Theo kế hoạch hiện tại, hệ thống sẽ được triển khai vào tháng 5/2017.

Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu của nghị viện Hàn Quốc để tố cáo Tổng thống Park Geun-hye về vụ bê bối liên quan đến ảnh hưởng chính trị của người bạn thân Choi Soon-sil có thể sẽ thay đổi lộ trình.

Vào ngày 22/12/2016, Toà án Hiến pháp Hàn Quốc đã khởi động một cuộc điều trần kéo dài 6 tháng để quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ việc luận tội bà Park. Một cuộc bầu cử Tổng thống, dự kiến ​​sẽ diễn ra vào cuối năm 2017 nếu tòa án duy trì luận tội.

THAAD được dự kiến hoàn thành lắp đặt vào cuối năm 2017. Ảnh: Korea Times

Ông Zhang cho biết bất kỳ người kế nhiệm nào của bà Park đều có khả năng trì hoãn việc triển khai THAAD.

Ứng viên Tổng thống Moon Jae-in của DPK, người đã thất cử trong cuộc đua Tổng thống năm 2013 chỉ với 3% cách biệt đã từng nói rằng chính quyền tiếp theo sẽ xem xét lại việc triển khai.

Đương nhiên, không ai chắc chắn về việc lời của ông Moon là thật hay chỉ là “chiêu trò” trong cuộc vận động chính trị. Một nhà ngoại giao đã mất hơn một thập kỷ làm việc ở Trung Quốc Đại lục cho biết ngay cả khi Moon lên nắm quyền, ông cũng sẽ không thể dừng việc triển khai hoàn toàn.

"Người kế nhiệm của bà Park không thể nào hoàn tác việc triển khai THAAD. Tuy nhiên, chính quyền mới có thể làm chậm tiến trình hoặc cố gắng điều chỉnh một số chi tiết để làm Trung Quốc hài lòng. Hệ thống là một phần quá lớn và phức tạp, ảnh hưởng đến liên minh Hàn Quốc-Mỹ", ông Zhang nhận định.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc vào năm 1953 với một hiệp định đình chiến. Khu vực phi quân sự dài 250km, chia 2 miền Nam Bắc bán đảo cũng được thành lập. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn luôn nghi ngờ ý định của Triều Tiên và thường cáo buộc Bình Nhưỡng vi phạm thỏa thuận.

Một trong những sự cố nghiêm trọng nhất, lực lượng Triều Tiên trong năm 2010 đã bắn khoảng 170 quả pháo tại đảo Yeonpyeong, khiến 2 dân thường và 2 lính thủy đánh bộ Hàn Quốc thiệt mạng. Hơn 10 người khác được xác nhận bị thương. Seoul cũng tin rằng Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ bắn chìm tàu hộ tống hải quân ROKS Cheonan làm hàng chục người thiệt mạng.

Hàn Quốc, bên cạnh đó từng cáo buộc Triều Tiên đào 20 đường hầm bên dưới ranh giới để phục vụ như các tuyến đường xâm lược vào nước láng giềng. Bốn đường hầm như vậy đã được phát hiện vào những năm 1970, trong khi một tướng Hàn Quốc về hưu đã tuyên bố số lượng có thể lên đến 80 hầm.

Từ năm 2016 đến nay, Triều Tiên đã thử 2 vụ nổ hạt nhân và hàng trăm cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo. Các nhà ngoại giao Seoul đang bực tức vì Bắc Kinh dường như cố tình không hiểu sự lo ngại của Hàn Quốc vì Triều Tiên.

"Chúng tôi rất thất vọng vì đã cho rằng Trung Quốc – đất nước có chung nền tảng văn hoá sẽ hiểu được vấn đề của chúng tôi. Ngược lại, Mỹ dường như lại hiểu rõ hơn về những khó khăn của chúng tôi", một giáo sư ở Seoul khẳng định.

(Theo SCMP)

Tin nổi bật