Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phương pháp dạy trẻ vào lớp 1 để có đủ tự tin khi tới trường

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Phương pháp dạy trẻ vào lớp 1 khiến nhiều ông bố bà mẹ bối rối không biết nên dạy con như thế nào.

(ĐSPL) – Phương pháp dạy trẻ vào lớp 1 khiến nhiều ông bố bà mẹ bối rối không biết nên dạy con như thế nào.

Lớp một được xem là bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu như ở mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì khi lên tiểu học, việc học là hoạt động chủ yếu.

Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là về mặt tâm lý. Nếu như việc học tập diễn ra tốt đẹp thì kéo theo sự phát triển tâm lý của trẻ cũng đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, hiểu được sự chuyển biến tâm lý của trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng, sẽ giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới, tiếp thu sự giáo dục dễ dàng.

Trước hết khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp.


Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích. Thậm chí, nếu người lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao, trong khi đó việc học lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo và tập trung.

Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Mặt khác, khi đi học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mới đối với gia đình. Đây là những rào cản lớn với trẻ.

Vì vậy việc chuẩn bị tâm lý cho con trước khi đi học là vô cùng cần thiết. Do đó cha mẹ cần cho trẻ cảm nhận rằng đi học là niềm vui, con chỉ cần phấn đấu không để điểm kém (dưới 5 điểm) là được; không gây áp lực phải đạt điểm 9, 10.

Vì vậy phụ huynh cần phải quan tâm đến con để nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các em như: không thích đi học hay đi học muộn (kể cả bố mẹ chở đến trường, các em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp); nói chuyên riêng khi cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích môn nào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không dám nói với bố mẹ về điểm kém và việc phạm khuyết điểm của mình ở trường.

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con nói về mục tiêu của mình, lớn lên con muốn làm gì, muốn cuối năm lớp một, con xếp thứ mấy trong lớp… Bằng cách nói chuyện vui vẻ với con, cha mẹ khuyến khích con có ước mơ, từ đó động viên con nỗ lực học tập để đạt được điều đó.

Khuyến khích con tự học, tự làm lấy mọi việc liên quan đến con. Cha mẹ không làm thay, cũng không ngồi kèm con học quá nhiều, chỉ khuyến khích và kiểm tra kết quả.


Mặt khác, theo khoa học nghiên cứu, trẻ dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong. Trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Vì thế, ban đầu trẻ sẽ được học viết bảng.

Khi học viết sớm, cơ tay yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực.

Do đó cha mẹ cần phải đặc biệt để ý những tư thế ngồi học của con để kịp thời chỉnh sửa.

Hơn nữa, khi đã biết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học, bé dễ chán và chủ quan. Khi đó, điều cần rèn nhất cho bé chuẩn bị vào lớp một là khả năng tập trung, lắng nghe, sự tự tin, dám phát biểu đã bị thui chột. Trẻ sẽ thấy việc đi học là không quan trọng.

Cho trẻ làm quen với cặp sách, đồ dùng học tập, cái bút, quyển sách của mình. Có thể hướng dẫn con biết chiếc bút mở nắp rất nguy hiểm, nên con viết xong cần đậy lại.

Dạy con cách giở sách, cách ghi nhớ, cách xếp sách vở vào ngăn cặp, cách đeo cặp trên vai. Khi vào năm học, bố mẹ cũng cần quan tâm đến thời khóa biểu của con để cùng bé chuẩn bị sách, đồ dùng học tập theo đúng môn học mỗi ngày, tránh để trẻ ngày nào cũng phải mang quá nhiều thứ tới trường.

Hướng dẫn bé cách ứng phó với các tình huống ở trường như khi muốn đi vệ sinh và cách tự đi vệ sinh, lúc muốn nêu ý kiến... Quan trọng nhất là giúp bé hòa nhập với môi trường, tăng khả năng tự lập, tự biết giữ sức khỏe, khi nào cởi áo, mặc áo, lúc nào cần rửa tay...

Dạy trẻ khả năng tập trung, để bé nhanh chóng làm quen với môi trường học mới. Khi con ở nhà, bố mẹ có thể tạo ra các cuộc thi như cả nhà kể chuyện cho nhau nghe, tập tô xem ai khéo hơn, nói về các chủ đề gần gũi với bé trong khoảng 30 phút...

Giúp con làm quen với ngôi trường mới. Bố mẹ có thể dẫn bé tới trường, lớp mới vài lần trước khi con đi học thực sự. Hãy chỉ cho bé thấy lớp mới có những khác biệt như thế nào so với lớp ở trường mầm non của con. Chỉ cho con thấy những đồ vật đáng yêu ở nơi mới, một cây bàng xòe tán như chiếc ô che nắng, chiếc trống trường biết kêu "tùng tùng tùng" gọi các con vào lớp hay báo hiệu đến giờ chơi... Hãy giúp con cảm thấy môi trường mới có nhiều điều thú vị, gần gũi với bé.

Khi con bắt đầu đi học, sau mỗi buổi, bố mẹ cần hỏi chuyện con về bạn bè, cô giáo, xem bé thích hay không thích gì nhất ở trường để biết cách giúp trẻ hào hứng tới lớp, dần khắc phục những khó khăn.

Việc cha mẹ ngồi kèm bên cạnh khi con học trong thời gian đầu không có lợi vì bé cảm thấy căng thẳng khi có người giám sát, thậm chí có suy nghĩ ỷ lại.

Hơn nữa, cha mẹ thấy con viết chưa nắn nót, còn mải chơi là la mắng nên càng làm con không thoải mái. Phụ huynh nên giao bài tập, cho thời gian và để con tự làm, đến đúng giờ thì vào kiểm tra. Có thể vài lần đầu, kết quả chưa tốt, thời gian chưa kịp, nhưng từ từ, cháu tiến bộ hơn khi được mẹ động viên, khen thưởng kịp thời.

"Bằng kinh nghiệm của mình, cha mẹ không nên tạo áp lực mà hãy cùng nhau giúp con học tốt, để bé cảm thấy hạnh phúc trong việc học tập", chuyên gia tâm lý khuyên.

Đức An (Tổng hợp)

Xem thêm video tin tức:

[mecloud]r7elcn1lFw[/mecloud]

Tin nổi bật