Một kỹ thuật mới sử dụng công nghệ vệ tinh đã được phát minh để hỗ trợ tìm kiếm chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Thông tin từ vệ tinh thông tin đã được sử dụng để hỗ trợ tìm kiếm MH370. Ảnh minh hoạ: Getty |
MH370 đã mất tích vào ngày 8/3/2014 trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người trên khoang. Sau đó, công ty viễn thông vệ tinh Inmarsat của Anh đã sử dụng các dữ liệu như giá trị Burst Timing Offset (BTO) và Burst Tần số bù (BFO) để tìm ra hướng đi và khoanh vùng khu vực máy bay có khả năng gặp nạn. BTO là thước đo thời gian thực hiện cho một chuyến đi khứ hồi và có thể được sử dụng để tính khoảng cách giữa vệ tinh và máy bay trong khi BFO là thước đo chuyển động tương đối của vệ tinh và máy bay.
Đó là lần đầu tiên BFO được sử dụng để thử và xác định vị trí của một chiếc máy bay mất tích. Về mặt lý thuyết, kết hợp sử dụng 2 loại dữ liệu có khả năng vạch ra các tuyến đường cụ thể.
Chiếc máy bay đã biến mất khỏi radar kiểm soát không lưu, một vài phút sau khi phát ra thông điệp “Goodnight Malaysia 370”.
Ông Jeff Wise, tác giả của tác phẩm “Chiếc máy bay đã ở đó” cho biết: “Hiện tại, mọi người luôn cho rằng các bộ tiếp sóng và radio đã bị tắt ngay sau thông điệp cuối, nhưng trên thực tế, hệ thống sat-com (vệ tinh thông tin) vẫn hoạt động. Sau tất cả, bất cứ ai đi máy bay đều không bao giờ để ý tới sat-com. Có lẽ họ không biết gì về việc sat-com có thể được sử dụng để theo dõi máy bay”.
Việc kỹ thuật này lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc điều tra MH370 được hi vọng sẽ có khả năng làm rõ tung tích của chiếc máy bay xấu số. Tuy nhiên, những gì họ thực sự tìm thấy là hệ thống đã bị tắt và sau đó bật lại. Vào lúc 6:03 tối, 42 phút sau khi máy bay biến mất khỏi radar kiểm soát không lưu, vệ tinh 3F1 đã cố gắng gửi tin nhắn văn bản, nhưng MH370, sat-com không trả lời. Theo chuyên gia, đây là bằng chứng quan trọng, ít nhất cũng giúp xác định rằng máy bay không bị hỏng do sự cố điện.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)