Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phản ứng của Mỹ trước những thông tin rò rỉ từ Hồ sơ Pandora

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Mỹ khẳng định sẽ xử lý mạnh tay với các hoạt động không công bằng còn Điện Kremlin gọi những tiết lộ trong Hồ sơ Pandora là những "cáo buộc vô căn cứ".

Hồ sơ Pandora được công bố hôm 3/10 đã tiết lộ vai trò hàng đầu của Mỹ trong ngành công nghiệp offshore (công ty ngoại biên, đăng ký, hoạt động tại nước ngoài.

"Hồ sơ Pandora" gọi tên nhiều lãnh đạo.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết họ sẽ "xử lý mạnh tay với các hoạt động không công bằng từ các tập đoàn lớn". “Đã đến lúc thảo luận với những người Mỹ chăm chỉ và đảm bảo những người siêu giàu đóng góp một cách công bằng”, Nhà Trắng cho biết trên Twitter.

Trong khi đó, phía Nga, Điện Kremlin gọi những tiết lộ trong Hồ sơ Pandora là những "cáo buộc vô căn cứ". Theo Hãng tin AFP, Hồ sơ Pandora không nêu tên Tổng thống Nga Vladimir Putin, song có nêu sự giàu có của một số cá nhân có liên quan đến ông.

"Đây chỉ là một tập hợp những cáo buộc vô căn cứ. Chúng tôi không thấy có bất cứ sự che giấu nào về sự giàu có của những người có liên quan đến Tổng thống Putin", người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết.

Như đã đưa tin, theo Hồ sơ Pandora, hơn 330 quan chức đương nhiệm và cựu chính trị gia thụ hưởng số tài sản bí mật ở nước ngoài gồm Quốc vương Jordan Abdullah II, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso và những nhân vật gần gũi Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Tổng thống Nga Vladimir Putin…

Nhiều người đã sử dụng các tài khoản ngân hàng ẩn danh, các công ty vỏ bọc để nắm giữ các tài sản đắt tiền như bất động sản, thuyền buồm. Các tài sản bị che giấu còn có các tác phẩm nghệ thuật như tranh của Picasso, bích họa của Banksy hay đồ cổ được đánh cắp từ Campuchia.

Hồ sơ Pandora đã mở ra một cách cửa hiếm hoi, giúp dư luận nhìn vào thế giới tài chính ngầm, các hoạt động ngầm của nền kinh tế tại các quốc gia có mức thuế thấp. Ở đó, một số người thuộc hàng giàu nhất thế giới che giấu tài sản và trong một số trường hợp, họ đóng rất ít thuế hoặc không đóng thuế.

Dù một số người trong cuộc nhanh chóng phủ nhận nhưng ông Sven Giegold, nhà lập pháp Đảng Xanh tại Nghị viện châu Âu, cho rằng: "Vụ rò rỉ dữ liệu mới nhất là hồi chuông cảnh tỉnh. Tình trạng trốn thuế thúc đẩy bất bình đẳng toàn cầu. Chúng ta cần tăng cường và thắt chặt các biện pháp đối phó ngay từ lúc này".

Mộc Miên (Theo The Guardian)

Tin nổi bật