Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Đỗ Quý Doãn: Thông tin dịch sởi, có gì mà phải né tránh?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đó là ý kiến của cựu Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn khi trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật xung quanh những phản ứng của dư luận về dịch sởi cũng như cách xử lý "khủng hoảng truyền thông" của Bộ Y tế.

(ĐSPL) - Đây là ý kiến của cựu Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn khi trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật xung quanh những phản ứng của dư luận về dịch sởi cũng như cách xử lý "khủng hoảng truyền thông" của Bộ Y tế. 
Lẽ ra đã không có khủng hoảng truyền thông
Theo cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, dịch sởi là một thực tế, vì có hàng ngàn trẻ em nhập viện và có trên trăm cháu đã tử vong do sởi hoặc liên quan đến sởi. Vì thế, việc đưa những thông tin chính xác về thực trạng dịch sởi là rất cần thiết.
Lẽ ra, khi dịch sởi diễn tiến phức tạp, cần phải có ngay một bộ phận chuyên tiếp nhận, xử lý thông tin để tham mưu cho lãnh đạo phát ngôn. Tiếp sau đó, phải lựa chọn và tìm một người phát ngôn có uy tín, được báo chí cảm tình để phụ trách việc cung cấp thông tin. Đồng thời, phải liên hệ chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông. Nhất là phải nắm bắt và cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí. 
Cựu Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn.
Bên cạnh những điều cơ bản nói trên, cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho rằng, cần phải tìm những việc làm tốt, những bệnh viện, địa phương đang làm tốt việc phòng chống và điều trị bệnh sởi để cân đối giữa những thông tin tiêu cực và thông tin tích cực. Tất cả những điều này chắc chắn sẽ không làm cho những thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến dịch sởi lâm vào “khủng hoảng truyền thông” như đã thấy.
"Một trong những điều làm cho cuộc “khủng hoảng truyền thông” trở nên trầm trọng hơn đó là dùng thông tin “đối chọi” lại thông tin", cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói. Thế nhưng, thực tế đã có hiện tượng dùng những website của mình, những công cụ truyền thông của mình để đưa những ý kiến “phản ứng” lại những luồng thông tin trên các cơ quan, phương tiện (các kênh) truyền thông khác, điều đó không những không xử lý được khủng hoảng mà còn làm khủng hoảng truyền thông thêm phần phức tạp hơn.
Tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát tình hình bệnh sởi tại bệnh viện.
Trong cuộc trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cũng chia sẻ về nguyên tắc phát ngôn trong sự kiện 34.000 tỷ thu hút công luận những ngày gần đây.
Ông Doãn phân tích: "Trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, khi cấp phó phát ngôn là phát ngôn theo ủy quyền của người đứng đầu. Lúc đó, người phát ngôn đang ở vị trí của người đứng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước xã hội và công luận. Khi báo chí thông tin trung thực, chính xác ý kiến của người phát ngôn, nếu thông tin đó sai thì báo chí không có nghĩa vụ phải cải chính".
Cựu thứ trưởng Đỗ Quý Doãn khẳng định, đây chính là những điều đã được quy định trong Quyết định 25 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí vừa mới ban hành trong năm 2013 thay thế Quyết định 77 trước đây.
"Nếu tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, chắc chắn khủng hoảng truyền thông đã không xảy ra như chúng ta đã thấy trong những ngày vừa qua", cựu thứ trưởng Đỗ Quý Doãn khẳng định.
Không nên né tránh báo chí
Theo cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, nhu cầu thông tin là có thật, là rất lớn và thường trực trong xã hội. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức… đã được quy định rất rõ và chi tiết trong Luật Báo chí, Nghị định 51 của Chính phủ và Quyết định 25 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực thi các quy định này vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Nhiều địa phương, bộ, ngành… coi việc phát ngôn, việc cung cấp thông tin cho báo chí chưa tốt nhiều nơi còn có tình trạng né tránh, ngại tiếp xúc với báo chí, truyền thông vì thế làm cho hậu quả của khủng hoảng truyền thông trở nên nặng nề hơn.
Điều này xuất phát từ việc nhiều nơi, nhiều người không hiểu rằng theo quy đinh của pháp luật, ngoài người phát ngôn, thì bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền cung cấp thông tin cho báo chí.
Đôi khi, nhiều đơn vị phân công người không có kỹ năng trả lời báo chí, dẫn đến việc thông tin “tiền hậu bất nhất”, có lúc bị nhiễu loạn. Đây lại là điều “tối kỵ” trong cung cấp thông tin. Khi có khủng hoảng truyền thông, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng “bưng bít” thông tin và né tránh báo chí. Đó là điều sai trái xét cả về mặt pháp luật cũng như là những nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông.
Cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho rằng khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tránh việc bưng bít, mà ngược lại, nên tìm cách để cung cấp thông tin cho báo chí. Đồng thời, phải thực sự công khai những thông tin cần thiết, chính xác về nguyên nhân, diễn tiến của sự việc. Phải hết sức tránh việc phát ngôn và hành động thiếu kiềm chế, nóng giận với báo chí, tiền hậu bất nhất và dùng thông tin đối chọi lại thông tin.
Mặt khác, cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cũng cho rằng, các cơ quan báo chí cần phải khiếu nại đến Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan hữu quan khác khi bị từ chối cung cấp thông tin và không thực hiện đúng các quy định của Quyết đinh 25 để góp phần làm cho những quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin được tuân thủ nghiêm trong đời sống xã hội.

Trên trang facebook của mình, cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn viết rằng: "Thực ra mọi người theo dõi truyền thông mấy hôm nay chắc đều rõ khi báo SKDS đăng bài "Ngành y- Áo gấm đi đêm", trong đó có những chi tiết làm các cơ quan báo chí và nhà báo bức xúc. Mình muốn nói rằng cho đăng bài viết đó để xử lý khủng hoảng thông tin lúc này là điều không chấp nhận được vì nó không làm cho tinh hình tốt lên mà ngược lại càng làm cho tình hình tồi tệ hơn."

Tin nổi bật