Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nước dừa được coi là thứ nước uống cao cấp nhưng “tối kỵ” với nhóm người này

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Nước dừa có công dụng bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết. Tuy nhiên, nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khỏe.

Nước dừa ngọt, bùi, thanh mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ chức năng cơ, thần kinh cũng như cân bằng chất dịch trong cơ thể. Loại nước này rất tốt để bổ sung chất lỏng sau khi tiêu chảy hoặc nôn mửa nhờ hàm lượng chất điện giải cao. Đây cũng là thức uống thích hợp để bù nước và nuôi dưỡng cơ bắp sau khi tập luyện.

Giá trị dinh dưỡng

Theo VerywellHealth, nước dừa được coi là thức uống thể thao có nguồn gốc thiên nhiên vì hàm lượng vitamin C và kali cao; ít calo và chất béo. Một cốc nước dừa nguyên chất (240g) có 44 calo, 64mg natri, 10,4g carbs, 9,6g đường, 0,5g protein, 24,3mg vitamin C, 404mg kali. 

Lợi ích hàng đầu của nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải tự nhiên như natri, magie, canxi và kali. Đó là những khoáng chất cần thiết để cân bằng lượng nước trong cơ thể, di chuyển chất thải vào và ra khỏi tế bào, hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh cũng như ổn định huyết áp.

Đôi khi, tập thể dục hoặc mất nước có thể gây mất cân bằng điện giải. Đó là lý do đồ uống thể thao có chất điện giải rất phổ biến. Sự mất cân bằng điện giải xảy ra khi lượng nước trong cơ thể bạn thay đổi mạnh, như sau khi nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Nước dừa có lượng đường thấp hơn hầu hết các loại đồ uống thể thao và có carbohydrate, có thể cải thiện chức năng cơ bắp. Nghiên cứu ghi nhận nước dừa có lợi hơn nước thông thường trong việc bù nước sau khi tập thể dục vì lượng chất điện giải cao.

Mặc dù có chứa chất điện giải tự nhiên nhưng nước dừa không phải là lựa chọn tốt nhất sau thời gian tập luyện cường độ cao kéo dài do có ít natri hơn các loại đồ uống thể thao khác.

Có nên uống nước dừa hằng ngày?

Việc uống nước dừa thường xuyên có tốt hay không còn tùy thuộc vào sức khỏe và lối sống của bạn. Cụ thể là mức độ hoạt động của bạn, khí hậu nơi bạn sống và lượng chất lỏng bạn nạp vào từ các nguồn khác. 

Ví dụ ở Mỹ, tình trạng thiếu hụt magie và kali rất phổ biến trong khi nước dừa có thể cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng này.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ tăng lượng magie trong giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt sẽ giảm bớt triệu chứng đau mỏi sau đó. 

Những nhóm người nên tránh dùng nước dừa

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Lương y Vũ Quốc Trung khuyên nên tránh uống nước dừa vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) rất dễ bị bệnh. Việc uống nhiều nước dừa mỗi ngày, cơ thể cũng tự sản sinh ra những bệnh mà trước kia không có như: 

Bệnh cườm nước ở mắt, bệnh nhức đầu kinh niên, thấp khớp, tim to, tim đập chậm, nhói tim khó thở, huyết áp thấp, mỏi gân cốt, trĩ nội, lòi dom, sa dịch hoàn, dễ xuất huyết nội, rong kinh, huyết trắng, loãng máu, suy nhược thần kinh, thậm chí liệt dương, dương nuy…

Đặc biệt, người đánh võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và sức bền được. Một số bệnh lý cần phải kiêng nước dừa vì có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây biến chứng.

- Huyết áp thấp: Do nước dừa có tác dụng hạ huyết áp nên người huyết áp thấp uống nước dừa có thể gây hoa mắt chóng mặt, xây xẩm mặt mày.

- Dị ứng: Có một số người bị dị ứng nước dừa dẫn tới việc đi ngoài phân lỏng liên tục sau khi uống

- Tăng kali máu: Người có tình trạng tăng kali máu (mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, co cơ, liệt, dị cảm…) do suy thận dẫn tới lượng máu tới tim giảm, tim đập nhanh. Những người này không nên dùng nước dừa do thành phần nước dừa có chứa nhiều kali.

- Bệnh thận: Loại nước này có nhiều chất kali, khi nồng độ kali tích tụ quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá tải và dẫn đến nguy cơ suy thận.

- Xơ nang: Đây là loại bệnh di truyền làm phổi, hệ tiêu hóa cùng nhiều cơ quan khác bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh xơ nang sẽ làm giảm nồng độ muối nên người bị bệnh này cần bổ sung lượng muối (natri). Trong khi đó, nước dừa không chứa nhiều natri mà lại có quá nhiều kali - thành phần có khả năng làm lượng muối bị giảm nhiều hơn.

- Người phải thực hiện phẫu thuật: Nước dừa sẽ kiểm soát mức huyết áp và lượng đường ở trong và sau quá trình phẫu thuật.

- Người có thể tạng thuộc âm: Là những người thường xuyên bị lạnh tay chân, thịt ở bắp chân mềm nhão, ít khát nước, thường xuyên bị tiêu chảy… Nước dừa cũng thuộc tính lạnh, khiến tình trạng càng thêm nghiêm trọng hơn.

- Phụ nữ đau bụng kinh: Trong chu kỳ kinh, cổ tử cung của phụ nữ cần được làm ấm (bằng cách uống nước nóng hay chườm khăn ấm) để giảm bớt cảm giác khó chịu. Trong khi đó, nước dừa có tính hàn, thường sẽ khiến phụ nữ dễ đau bụng hơn.

- Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là thời điểm nhạy cảm, cần duy trì cảm giác ấm áp cho phôi thai. Nước dừa lại chứa hàm lượng chất béo cao, uống vào sẽ gây chứng khó tiêu, đầy bụng. Sản phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên nếu uống nước dừa sẽ ốm nghén, nôn mửa…

- Người bị bệnh tiểu đường: Nước dừa có vị ngọt nhẹ nhưng 1 ly nước dừa chứa đến 11g đường. Đây là lý do mà người bị bệnh tiểu đường nên cân nhắc hạn chế tiêu thụ thường xuyên.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật