Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ sinh 22 tuổi đã bị tiểu đường chỉ vì thói quen xấu ít người để ý

(DS&PL) -

Một nữ sinh mới 22 tuổi nhưng đã mắc bệnh tiểu đường cũng chỉ vì duy trì thói quen xấu mà ít người để ý.

Một nữ sinh mới 22 tuổi nhưng đã mắc bệnh tiểu đường cũng chỉ vì duy trì thói quen xấu mà ít người để ý.

Người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa

Bệnh tiểu đường luôn là "tai họa" đối với cuộc sống của nhiều người, thế nhưng nó dường như đang bị mặc định sai lầm là "căn bệnh tuổi già". Vì vậy, những người trẻ thường không sợ hãi và chủ quan với sức khỏe của mình.

Tuy nhiên, có nhiều "căn bệnh tuổi già" đang dần tấn công vào những người trẻ tuổi. Mới đây, một nữ sinh Trung Quốc mới chỉ 22 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường cũng chỉ vì thói quen xấu mà ít người để ý.

Cô gái tên Tiểu Vi, đột ngột bất tỉnh trong giờ học thể dục và được đưa đến bệnh viện. Sau những lần xét nghiệm liên quan khác, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán Tiểu Vi mắc bệnh tiểu đường.

Sau khi biết tin, gia đình Tiểu Vi không ngờ rằng cô lại bị tiểu đường khi còn ít tuổi như vậy. Sau khi tìm hiểu, điều này có thể liên quan đến tiền sử bệnh tật trong gia đình của Tiểu Vi.

Tuy nhiên, bác sĩ xác định không phải là tất cả đều do di truyền, vì nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường của Tiểu Vi là "không ăn sáng" trong một thời gian dài. Được biết, nữ sinh 22 tuổi đã bỏ bữa sáng liên tục suốt 3-4 tháng trước đó.

Tại sao bỏ bữa sáng có thể gây ra bệnh tiểu đường?

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa

Trên thực tế, bỏ bữa sáng sẽ làm gián đoạn quá trình nạp calo của cơ thể và gây hạ đường huyết nên bữa trưa và bữa tối thường ăn nhiều để bù lại lượng calo thiếu hụt. Điều này rất dễ khiến đường huyết tăng vọt trở lại, gây tình trạng biến động đường huyết lớn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian giải sẽ ảnh hưởng đến việc điều tiết insulin trong cơ thể.

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

Do đó, thường xuyên bỏ bữa sáng có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose nghiêm trọng và dần phát triển thành bệnh tiểu đường.

Cảnh giác với biểu hiện của tình trạng lượng đường trong máu quá cao

Ăn nhiều hơn

Dù bạn ăn một, hai hay nhiều bát cơm hơn bình thường nhưng lại không cảm thấy no, đó có thể là do cơ thể mất đi một lượng lớn đường qua nước tiểu khiến cơ thể luôn trong tình trạng đói nửa vời, khiến bạn lúc nào cũng thèm ăn để bổ sung năng lượng.

Tiểu quá nhiều

Đột nhiên hay đi tiểu đêm, số lần đi tiểu tăng lên đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ đường huyết trong cơ thể quá cao, làm gia tăng quá trình bài tiết lượng đường qua đường nước tiểu.

Uống nước liên tục

Nếu tiểu nhiều, đương nhiên cơ thể sẽ mất nhiều nước, làm mất nước trong tế bào, từ đó sẽ kích thích trung khu thần kinh và thường xuyên gây ra tình trạng khát nước.

Sụt cân

Không giảm cân có chủ đích, không đến phòng tập mà cân nặng cứ giảm. Đừng quá vui mừng!

Nếu bạn giảm cân mà không có lý do, có khả năng do cơ thể sản xuất không đủ insulin, không thể chuyển hóa hết glucose, điều này sẽ đẩy nhanh quá trình phân giải chất béo và protein, đồng thời khiến lượng lớn chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị tiêu hao và dẫn đến tình trạng sụt cân.

Sụt cân bất thường có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa

Những phương pháp phòng bệnh tiểu đường

Kiểm soát lượng thức ăn

Đường huyết và thức ăn luôn gắn liền với nhau, càng ăn nhiều thì lượng đường trong máu càng cao, do đó cầ chú ý lựa chọn thực phẩm hợp lý.

Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn đường và tinh bột. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao trong đường và tinh bột sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. 

Những loại thịt đỏ như thịt bò hay thịt chế biến giăm bông xúc xích, đều chứa hàm lượng cholesterol khá cao, có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ.

Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, bởi loại thực phẩm này có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo.

Bên cạnh đó, nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Chăm vận động

Đường huyết và vận động luôn tương sinh tương khắc, một bên khỏe thì một bên yếu, vì vậy chúng ta cần vận động nhiều hơn để cơ thể ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng cao.

Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào.

Tránh căng thẳng

Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn nhiều nhất có thể trong mọi hoạt động mà bạn tham gia.

Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật