Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Nữ hộ sinh ác quỷ" Miyuki Ishikawa: Vụ án chấn động lịch sử Nhật Bản

(DS&PL) -

Với hơn 100 đứa trẻ bị sát hại, Bệnh viện Phụ sản Tokobuki chính là đường dây giết người kinh hoàng và chủ mưu không ai khác chính là một người bảo mẫu.

Với hơn 100 đứa trẻ bị sát hại, Bệnh viện Phụ sản Tokobuki chính là đường dây giết người kinh hoàng và chủ mưu không ai khác chính là một người bảo mẫu.

Cho tới tận ngày nay, mỗi khi nhắc đến cái tên Miyuki Ishikawa, người Nhật Bản vẫn cảm thấy ghê sợ, họ tránh nhắc tới cái tên này, thay vào đó gọi là "Oni-sanba" - tức "bảo mẫu ác quỷ" hay "nữ hộ sinh ác quỷ".

Miyuki Ishikawa, sinh năm 1897 (chưa rõ ngày qua đời), là một nữ hộ sinh và kẻ giết người hàng loạt tại Nhật Bản, người được cho là đã giết hại hàng trăm trẻ sơ sinh trong suốt những năm 1940.

Người ta ước tính rằng các nạn nhân của Miyuki nằm ở khoảng 85-169 người, thậm chí có thể lên tới con số 500. Tuy nhiên, con số được ghi nhận trong các tài liệu sau này là 103.

Buổi sáng ngày 12/1/1948, hai nhân viên cảnh sát tại đồn Wadesa, Shinjuku, Tokyo, vô tình phát hiện ra hài cốt của 5 đứa trẻ sơ sinh trong lúc đang đi tuần tra trong khu vực. Khám nghiệm pháp y cho thấy cả 5 đứa trẻ này đều tử vong bởi các nguyên nhân không được tự nhiên, chứng tỏ đây có thể là một vụ mưu sát hàng loạt.

Đến ngày 15/1, giám đốc bệnh viện phụ sản Kotobuki, Miyuki Ishikawa và chồng, Takeshi Ishikawa, đã bị bắt vì nghi ngờ liên quan đến vụ việc.

Bảo mẫu Miyuki Ishikawa. Ảnh: AP

Miyuki sinh năm 1897 ở tỉnh Miyazaki, từng tốt nghiệp đại học Tokyo, sau đó kết hôn với chồng là Takeshi Ishikawa nhưng hai người không hề có đứa con nào. Miyuki Ishikawa được đưa về làm giám đốc viện phụ sản Kotobuki ở Yanagimachi, Shinjuku, Nhật Bản.

Thời điểm năm 1944 - 1948, xã hội Nhật Bản rất loạn lạc, một phần do bối cảnh lịch sử sau Thế Chiến thứ 2, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lương thực cạn kiệt, phúc lợi xã hội và đời sống người dân đều bị tác động không nhỏ.

Đây cũng là thời kỳ bùng nổ dân số của Nhật với con số ước tính khoảng 2,6 triệu trẻ em chào đời mỗi năm trong giai đoạn 1947-1949. Sự gia tăng một cách đột biến về tỉ lệ trẻ em đã gây ra tình trạng khó khăn, ách tắc tại các bệnh viện phụ sản. Và bệnh viện Kotobuki của Miyuki cũng không tránh khỏi gánh nặng quá tải đó.

Khi nhận ra số lượng em bé ra đời ngày càng nhiều ở bệnh viện, Miyuki Ishikawa dường như cảm thấy chúng là một thứ gánh nặng chứ chẳng phải điều kỳ diệu gì. 

Miyuki nghĩ giải pháp tốt nhất là để mặc cho những đứa trẻ sơ sinh này chết còn tốt hơn là chúng phải trải qua một kiếp người đau khổ, bệnh tật và nghèo khó. 

Miyuki đã che mặt khi bị bắt (phải). 

Cách thức của Miyuki chính là nhận "giết hộ" những đứa trẻ sơ sinh này bằng cách bỏ đói đến chết rồi đem giấu xác trong khắp thành phố. Đáng sợ hơn là có rất nhiều gia đình chấp nhận cách thức này của nữ hộ sinh và tự nguyện nhờ Miyuki giúp giải quyết "gánh nặng" bằng cách thức tàn độc ấy. 

Vào thời điểm đó, phá thai là bất hợp pháp ở Nhật Bản. Những người nghèo không biết làm gì và họ tìm đến Miyuki như một giải pháp duy nhất.

Bệnh viện Kotobuki đã mở thêm dịch vụ "thủ tiêu trẻ sơ sinh" thay cho những gia đình nghèo, tội ác của Miyuki đã đem lại cho bà ta một khoản lợi nhuận "kếch xù". Để hợp thức hóa cho tội ác của mình, bảo mẫu ác quỷ rủ chồng là Takeshi Ishikawa và một bác sĩ khác là Shiro Nakayama để làm giả mạo giấy chứng tử.

Hành động táng tận lương tâm của Miyuki thậm chí còn không hề che giấu mà hoàn toàn công khai tại bệnh viện. Nhiều nữ hộ sinh khác đã lên án sự ghê tởm này và xin nghỉ việc. Đáng ngạc nhiên là dù diễn ra công khai như vậy nhưng không có bất kỳ ai ngăn chặn tội ác nói trên.

Nhiều người đã cố gắng tố cáo những hành động man rợ của nữ giám đốc, nhưng chính quyền địa phương đã làm lơ mọi chuyện.

Bởi trong bối cảnh thời điểm đó, một số cán bộ công quyền cũng cho rằng, những đứa trẻ này sinh ra nhưng không được chào đón và họ cũng không xác định được những đứa trẻ sơ sinh này là con của ai. Cứ thế, Miyuk đã tước đi sinh mạng của 103 đứa trẻ. Con số này thậm chí còn được cho rằng nhiều hơn trong thực tế.

Bảo mẫu ác quỷ cho rằng việc mình làm vô cùng đúng đắn, vừa cứu rỗi được cho đứa trẻ không phải sống một cuộc đời khổ sở mà ngay cả cha mẹ chúng cũng không phải mệt mỏi gánh vác theo một gánh nặng nuôi con cái khi kinh tế gia đình kiệt quệ.

Vợ chồng Miyuki và Takeshi trong phiên tòa vào tháng 9/1948.

Trước tòa, người đàn bà tàn ác này còn luôn miệng chối tội. Bà ta tuyên bố trong phiên tòa rằng mình không liên quan gì đến chuyện này và lời giải thích được đưa ra là cha mẹ của những đứa trẻ đã bỏ rơi chúng vì không đủ khả năng nuôi dưỡng.

Những chiếc thùng gỗ ở viện phụ sản Kotobuki, được Miyuki dùng để đựng xác của những đứa trẻ.

Cơ quan điều tra không thể thu thập đủ bằng chứng kết tội Miyuki Ishikawa và chồng, nên tòa án tối cao Nhật Bản buộc phải kết tội ả 8 năm tù giam vì tội "vô trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng", người chồng chịu mức án 4 năm tù. Sau đó, họ kháng cáo khiến tòa phải giảm một nửa hình phạt, Miyuki chỉ ở tù 4 năm còn chồng bà ta ở tù 2 năm.

Bản án này gây phẫn nộ và bức xúc trong dư luận Nhật Bản bởi ai cũng cho rằng nó quá nhẹ đối với tội ác tày trời mà vợ chồng bảo mẫu ác quỷ này gây ra.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật