Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

NSND Trọng Bằng - "Cha đẻ" của những ca khúc về quê hương, đất nước qua đời ở tuổi 91

(DS&PL) -

Thông tin NSND Trọng Bằng - Nguyên Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam qua đời đã để lại nhiều thương tiếc với đồng nghiệp, người hâm mộ.

Ngày 21/11, chia sẻ với Tri thức trực tuyến, nhạc sĩ Đức Trịnh - chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - cho biết NSND Trọng Bằng qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 91 tuổi. Gia đình đang lo liệu lễ tang cho nhạc sĩ.

Giáo sư - NSND Trọng Bằng qua đời ở tuổi 91.

Theo thông tin từ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Trọng Bằng (Nguyễn Trọng Bằng), sinh ngày 1/5/1931 tại Cao Bằng, quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Ông là nguyên giám đốc Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), nguyên tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ V và VI, đại biểu Quốc hội khóa X.

Nhạc sĩ Trọng Bằng bắt đầu hoạt động âm nhạc từ những năm còn là học sinh các trường trung học thời kháng chiến ở Liên khu IV cũ. Ông làm đội trưởng Đội Ca nhạc Đoàn Văn công nhân dân trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam).

Năm 1963, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bằng đỏ tại Nhạc viện Tchaikovsky Matxcơva (Liên Xô cũ). Về nước, ông làm giảng viên Trường Âm nhạc Việt Nam và là chỉ huy các dàn nhạc giao hưởng ở Hà Nội. Năm 1969, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh cũng tại Nhạc viện Tchaikovsky.

Từ 1972-1978, ông chính thức là chỉ huy dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Sau ông được cử làm Phó Giám đốc kiêm Chỉ đạo Nghệ thuật (1975). Từ 1978-1984, ông là Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội kiêm Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng do chính ông được Bộ Văn hóa ủy nhiệm thành lập.

Từ 1984-1996, ông là Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, đã góp phần quan trọng trong việc đưa Nhạc viện trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn có uy tín ở trong nước và quốc tế.

Ông từng chỉ huy các dàn nhạc giao hưởng Matxcơva và Tasken trong đợt Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên Xô (cũ) năm 1985, Dàn nhạc Electone ở Tokyo, Nhật Bản, mùa hè 1995...

Nhiều nghệ sĩ tầm cỡ của các nước Pháp, Thụy Sĩ, Úc, Cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Mỹ... đã đến Việt Nam biểu diễn cùng với các dàn nhạc giao hưởng ở Hà Nội dưới đũa chỉ huy của ông.

Nhạc sĩ Trọng Bằng còn để lại nhiều sáng tác nổi tiếng, ghi lại những chặng đường hào hùng của dân tộc như Tình quê hương, Nhịp máy khoan, Những dũng sĩ Núi Thành, Bão nổi lên rồi, Quê hương vang lên tiếng hát tự hào, Vang mãi bản tình ca...

Ông còn là tác giả âm nhạc của các vở sân khấu như Làng đỏBão biểnKhúc thứ ba bi trángNgười cầm súngNhững người NgaNgười công dân số 1Bay trước mùa xuânXóm vắngĐêm cuối cùng ở Tây Ban NhaHẹn ngày trở lại... và nhiều phim truyện: Cù Chính LanBiển lửaChùm hoa thiên lýNgày lễ ThánhBức tường không xâyNgôi sao trên biểnTrừng phạtHoàng Hoa Thám...

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật