Hugo Grotius là một luật gia, nhà thần học nổi tiếng người Hà Lan trong những năm đầu thế kỷ 17, người được coi là “cha đẻ” của luật quốc tế. Năm 1619, ông đã bị bắt và bị kết án tù chung thân trong một vụ tranh chấp về tôn giáo khi theo thuyết “Ý chí tự do” (Libre arbiter), chống lại những người theo thuyết định mệnh.
Tuy nhiên, hai năm sau, vào năm 1621, ông đã trốn thoát được khỏi pháo đài Loevestein và tỵ nạn tại Pháp cho đến năm 1631 mới trở về Hà Lan. Trong những năm tỵ nạn tại Paris, ông đã hoàn thành tác phẩm triết học quan trọng nhất của đời mình “De jure belli ac pacis”. Khi trở lại Hà Lan vào năm 1631, một lần nữa Grotius suýt bị bắt lại, do đó ông đã di cư qua Hambourg (Đức).
Năm 1634, Grotius làm sứ thần cho Thụy Điển tại Ba lê. Sau đó, trở về Thụy Điển, Grotius lại đụng chạm với những kẻ đối lập tôn giáo với ông (họ theo thuyết Tân giáo của Luther), do đó ông đã rời Thụy điển trên một chiếc tàu. Chiếc tàu này đã bị chìm và Grotius qua đời vào năm 1645 tại Rostock. Thậm chí cho đến bây giờ ở Hà Lan, cuộc đào tẩu của ông vẫn được coi là một huyền thoại.
2. Nhà tù Libby
Trong cuộc nội chiến Mỹ, 109 tù nhân đã thực hiện một cuộc đào tẩu thành công khỏi một nhà tù ở miền Nam gần Richmond, Virginia vào tháng 2/ 1864. Các tù nhân này đã đào một đường hầm bên dưới những bức tường nhà tù thông đến một nhà kho nhỏ cho kế hoạch “đêm đào tẩu”. Đây là đường hầm thứ ba họ thực hiện sau hai lần đầu thất bại khi một lần đào trúng mạch nước và một lần vào móng của một tòa nhà. Trong số 109 người tham gia, đã có 57 chạy thoát thành công. Nhà tù Libby được biết đến khét tiếng bởi sự ngược đãi tù nhân và những điều kiện tồi tàn.
Câu chuyện của Belbenoit xứng đáng với một câu nói "Nếu không thành công từ lần đầu tiên, hãy cố gắng, cố gắng và cố gắng một lần nữa". Năm 1920, Ông đã bị kết án lao động khổ sai 8 năm tại Guyana, thuộc địa của Pháp. Điều này đồng nghĩa với việc, sau thời gian 8 năm đó, ông sẽ vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình tại thuộc địa này.
Trước khi tẩu thoát thành công vào 02/3/1935, Belbenoit đã 4 lần cố gắng trốn khỏi thuộc địa bằng một chiếc bè tạm hoặc thuyền. Hành trình vượt ngục cuối cùng và thành công của ông gồm các chặng dừng chân tại Trinidad, Colombia và Panama, trước khi ông đến Mỹ gần 2 năm sau khi thoát khỏi giam cầm. Trên đường đi, ông đã có khoảng thời gian sống cùng các bộ lạc thổ dân Mỹ trước khi trốn lên một chiếc thuyền từ El Salvador đến Los Angeles.
4. Lâu đài Colditz
Colditz được biết đến là nhà tù khét tiếng nhất cho các tù nhân chiến tranh được sử dụng bởi Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Nơi đây được coi là bất khả xâm phạm. Do đó Colditz đã được chọn để giam những tù nhân được cho là có nguy cơ vượt ngục cao.
Tuy nhiên, đã có tổng cộng 174 cuộc đào tẩu được thực hiện trong suốt cuộc chiến. Một trong đó là thành công của Thiếu tá Hải quân William Stephens, người đã bò qua cửa sổ và thoát trên mái nhà, trước khi leo xuống các bức tường của nhà tù. Với sự giúp đỡ của các giấy tờ giả, ông đến được biên giới với Thụy Sĩ trong vai một thợ điện người Pháp.
Đây được coi là vụ tẩu thoát hàng loạt nổi tiếng nhất của Thế chiến II, Great Escape với 76 tù nhân đồng minh đào tẩu khỏi Trại giam Luft III Đức (nằm ở Ba Lan hiện nay). Chúng đã cặm cụi đào một đường hầm dưới hàng rào dây thép gai bao quanh trại. Để tăng khả năng thành công, ba đường hầm đã được thực hiện để nếu có ai đó bị phát hiện, kế hoạch vẫn có thể tiếp tục. Đất cát trong quá trình đào đã được kín đáo rải rác xung quanh trại, bằng cách sử dụng túi nhỏ bên trong quần áo của tù nhân để đựng và để chúng rơi ra khi các tù nhân được ra ngoài đi dạo. Nhiều người trong số các tù vượt ngục sau đó bị bắt và chỉ có ba tù nhân đã tẩu thoát thành công. Hơn 50 người đã bị bắn bởi cảnh sát bí mật của Đức Quốc xã.
Nhà tù Alcatraz là một nhà tù liên bang có hệ thống an ninh kiên cố thuộc hạng nhất trên đảo Alcatraz ngoài khơi bờ biển San Francisco, California, Hoa Kỳ, nằm cách đất liên hơn 2km. Nơi đây còn được mệnh danh là "The rock" (Tảng đá) để chỉ sự kiên cố của nhà tù này, nơi tù nhân chỉ có thể vào mà khó lòng có thể trốn thoát.
Tuy nhiên, ngày 11/6/1962, Frank Morris và hai anh em John và Clarence Anglin đã thực hiện vụ vượt ngục táo tợn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ba tên cướp ngân hàng này đã sử dụng thìa để tạo những lỗ hổng và lỗ thông khí trong xà lim. Quá trình này được chúng thực hiện trong suốt 1 năm liền mà không hề bị phát hiện. Sau khi tới nóc nhà, chúng đã leo qua hàng rào nhà tù và sử dụng một chiếc bè được ghép từ 50 áo mưa cao su để di chuyển qua vịnh San Francisco.
Chúng đã không quên đánh lừa nhân viên an ninh bằng cách đặt hình nộm giả với tóc thật lên giường trong tư thế đang ngủ. Khoảng 10:00 ngày 11/6, Morris và anh em nhà Anglin đã tẩu thoát thành công khỏi đảo Alcatraz. Một cuộc truy lùng đã được thực hiện ngay sau đó với sự tham gia của cảnh sát, lực lượng bảo vệ bờ biển, quân đội Mỹ và thậm chí cả FBI cũng đã nhập cuộc. Tuy nhiên, người ta chỉ tìm thấy chiếc bè tự chế của chúng trôi gần đảo Angel. Tung tích về 3 kẻ đào tẩu vẫn là một ẩn số. Nhà tù Alcatraz đã ngừng hoạt động vào năm 1963 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.