Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những nguy hiểm khôn lường khi cố tình sử dụng thức ăn thừa

(DS&PL) -

Nấm mốc, ngửi không còn ngon, màu sắc thay đổi…là những dấu hiệu cảnh báo thức ăn thừa đã bị hư hỏng cần ném bỏ.

Nấm mốc, ngửi không còn ngon, màu sắc thay đổi…là những dấu hiệu cảnh báo thức ăn thừa đã bị hư hỏng cần ném bỏ.

Ngộ độc thực phẩm

Nếu sử dụng thức ăn thừa không được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu người dùng sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra.

Rối loạn tiêu hóa

Sự phát triển của vi khuẩn sẽ gây rối loạn tiêu hóa và chứng khó tiêu. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn sẽ khiến cho thực phẩm đã bị lên men ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Không bao giờ sử dụng những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng để ở nhiệt độ phòng bình thường hơn 2 giờ.

Tiêu chảy

Thức ăn thừa có thể gây tiêu chảy. Nếu nó liên quan đến ngộ độc thực phẩm, nhiều khả năng sẽ dẫn đến mất nước. Vì vậy, cần hạn chế những loại thức ăn này.

Đau bụng

Đau bụng có thể do sự hình thành khí và co thắt ruột khi bạn ăn thức ăn thừa. Thực phẩm bảo quản lạnh đun lại là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm và có liên quan tới đau bụng.

Sốt nhẹ

Nhiễm vi khuẩn có thể gây sốt nhẹ và khó chịu. Nếu bị bất cứ triệu chứng nào nêu trên cùng với sốt từ nhẹ đến trung bình, tốt nhất là tới bác sĩ kiểm tra.

Do đó, để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng thực phẩm, mọi người nên tuân thủ quy tắc 7 ngày khi nói đến thức ăn thừa. Thực phẩm dễ hỏng đã mở hoặc chuẩn bị trước nên được vứt bỏ sau bảy ngày.

Không nên để bất cứ đồ ăn thừa nào trong tủ lạnh quá thời gian này. Nhưng một số thực phẩm thậm chí nên được vứt bỏ trước thời hạn bảy ngày này.

Kim Ngưu (T/h)

Tin nổi bật