Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những người này tuyệt đối không nên uống nước đậu đen

(DS&PL) -

Đậu đen rất tốt khi dùng để bồi bổ cơ thể và giải nhiệt ngày hè. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn có thể lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên.

Đậu đen rất tốt khi dùng để bồi bổ cơ thể và giải nhiệt ngày hè. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn có thể lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên.

Đậu đen là thực phẩm giải nhiệt tốt vào ngày hè - Ảnh: Minh họa

Ai không nên uống nước đậu đen

Theo y học hiện đại, đậu đen có glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…

Theo y học cổ truyền, đậu đen là một loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Tuy nhiên, đậu đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.

Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng đậu đen - Ảnh: Minh họa

Một số món thuốc từ đậu đen

Không chỉ là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, đậu đen còn là vị thuốc quý cho sức khoẻ. Sau đây là một số món ăn thuốc từ đậu đen tốt cho sức khỏe.

- Đậu đen nấu ba ba: Đậu đen 30g, ba ba 1 con 500g hầm nhừ ăn. Công dụng: Ích khí điều trung, bổ hư tráng dương.

- Đậu đen hầm thịt lợn: Đậu đen bỏ vỏ 500g, thịt lợn 100g, muối 10g, mì chính 2g, nước dùng 750g, bột ướt 15g, mỡ lợn 50g. Công dụng: Bổ dưỡng, rất tốt cho người suy nhược cơ thể.

- Đậu đen tiềm cật heo: Đậu đen xanh lòng 50g (ngâm nước sôi với 20g muối), cật heo 2 quả 200g, thăn heo 100g, tuỷ xương sống heo 50g. Gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: Bổ thận âm, lọc nước tiểu, trị các chứng đau lưng gối mỏi, da khô, khát nước, tai ù, mắt lòa. Trị chứng thận nhiệt nóng.

- Thịt bò hầm ngũ đậu: Thịt bò 150g, đậu xanh hạt 60g, đậu đỏ hạt 60g, đậu ván trắng 60g, đậu nành 60g, đậu đen 60g. Công dụng: Bồi bổ ngũ tạng, trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, chứng tỳ dương hư, ra mồ hôi nhiều.

- Thận dê tiềm đậu đen, thuốc bắc: Thận dê 2 cái 200g, hạt sen 50 hạt, nhục thung dung 15g (rửa rượu, cắt mỏng), đậu đen xanh lòng 40g, nước gừng tươi 1 thìa canh, gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: Bồi bổ chứng thận âm hư, trong tinh dịch không có tinh trùng, hiếm muộn con. Trị đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu, tiểu nhiều.

- Đậu đen nấu gà trống: Đậu đen xanh lòng 100g, gà trống tơ đen 1 con, dừa gáo 1 quả, dây tơ hồng vàng 30g, gia vị vừa đủ hầm chín ăn. Công dụng: Bồi bổ tâm và thận, trị tất cả các chứng suy nhược, bổ máu, tê nhức ghẻ lở, mạnh âm lực, tăng dương sự, tỏ mắt, an thai, trị thận âm suy yếu.

Lưu ý khi nấu đậu đen

Theo như nghiên cứu, quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi, do đó việc ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ giúp hạt đậu mềm hơn mà còn làm cho hạt đậu ở trạng thái nảy mầm.

Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hóa mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật