Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những người mắc xơ gan nên tránh xa thứ này

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt đối với người mắc xơ gan, bởi nó có tác động trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và khả năng phục hồi của lá gan.

Xơ gan là gì?

Gan là cơ quan lớn, có chức năng quan trọng. Gan giúp thanh lọc cơ thể, dự trữ vitamin và các chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hormone, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Xơ gan là bệnh mãn tính, khi các tế bào gan bị thương tổn liên tục trong thời gian dài, dần tạo thành các mô sẹo dẫn tới xơ hóa gan, khiến dòng máu lưu thông qua gan kém, chức năng gan bị suy giảm. Xơ gan là giai đoạn cuối của các bệnh về gan.

Việc duy trì chế độ ăn uống tốt là điều cần thiết cho người bị xơ gan. Nếu người bệnh xơ gan có chế độ ăn cho không tốt sẽ thúc đẩy sự tiến triển của xơ gan, bao gồm tử vong.

Người bị xơ gan không nên ăn gì?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý không nên ăn một số loại thực phẩm để bệnh không nặng hơn

Mỡ động vật, chất béo

 

Khi ăn mỡ động vật, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để bài tiết, tăng áp lực cho gan

Khi chức năng gan kém, không thể bài tiết mỡ được, mỡ sẽ tích tụ tại gan gây ra gan nhiễm mỡ.

Thịt đỏ

Thịt đỏ có chứa rất nhiều protein, được chuyển hóa tại gan

Ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, bệnh gan sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Thực phẩm giàu cholesterol

Cholesterol có nhiều trong nội tạng động vật, lòng đỏ trứng

Ăn nhiều cholesterol sẽ tăng gánh nặng cho gan

Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao

Ăn nhiều đường sẽ sinh ra rất nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường,...

Nên hạn chế ăn đường để giảm gánh nặng cho gan, kiểm soát tiến triển của bệnh gan.

Rượu, bia

Đồ uống có cồn sẽ làm gan phải hoạt động nhiều hơn, thúc đẩy quá trình xơ gan, còn có thể gây ung thư gan.

Xơ gan có ăn trứng gà được không?

 

Theo nhiều chuyên gia, người bị xơ gan không nên ăn quá nhiều trứng. Vì:

Lượng cholesterol tương đối cao trong lòng đỏ trứng có thể làm mỡ tích tụ ở gan nhiều hơn.

Ăn trứng nhiều làm tăng lượng đạm và lipid tạo gánh nặng cho gan, gan phải làm việc tích cực hơn. Dẫn đến bệnh xơ gan ngày càng nặng hơn.

Hạn chế ăn trứng sẽ kiểm soát tình trạng: mỡ thừa ở gan, tích tụ vitamin A ở gan, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu,...

Ăn nhiều trứng đặc biệt là trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Trứng rất thường gặp trong bữa ăn thường ngày. Vậy xơ gan có ăn được trứng gà không? Người bệnh xơ gan có thể ăn lòng trắng, không ăn lòng đỏ trứng (bao gồm trứng gà, trứng vịt, các loại trứng khác). Vì:

Lòng trắng và lòng đỏ có thành phần dinh dưỡng không giống nhau.

Lòng trắng trứng ít calo, giàu canxi, protein, selenium (ngừa ung thư). Người bị xơ gan có thể ăn lòng trắng trứng.

Lòng đỏ trứng nhiều cholesterol. Nếu ăn nhiều có thể gây ra tiêu hóa không hết các chất béo, ảnh hưởng xấu đến gan, làm chức năng gan suy giảm. Người bị xơ gan không được ăn lòng đỏ trứng.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nghiên cứu đi ngược lại quan điểm này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

Không phải ăn thực phẩm nào giàu cholesterol cũng làm tăng cholesterol

Gan sản xuất cholesterol mỗi ngày

Khi ăn đồ chứa nhiều cholesterol, để cân bằng gan sẽ tạo ra cholesterol ít hơn.

70% số người ăn trứng mỗi ngày không ảnh hưởng đến tăng cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. 30% còn lại tăng không đáng kể.

Với người bệnh xơ gan cần bổ sung nhiều protein thì việc nạp protein từ trứng rất tốt. Protein trong lòng đỏ trứng gà có chứa acid amin hay bị thiếu trong các thực phẩm như methionine, cysteine, arginine, tryptophan. Protein lòng trắng trứng gà có cấu tạo đơn giản, tồn tại ở dạng hòa tan.

Người bị xơ gan trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1 - 3 quả trứng. Nên ăn trứng luộc thay vì trứng chiên hay rán.

Tuy nhiên, không nên liên tục ăn trứng khi bị xơ gan vì gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, tăng áp lực lên gan, làm bệnh gan nặng hơn.

Người bị xơ gan giai đoạn 3, 4 không nên ăn trứng, cần thay thế bằng các thực phẩm khác.

Xơ gan cần chú trọng chế độ ăn uống, người bị bệnh xơ gan có thể ăn trứng với số lượng thích hợp. Tuy nhiên, ngoài chế độ ăn người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ tập luyện và sinh hoạt điều độ. Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu còn thắc mắc về chế độ ăn của người xơ gan.

Ngoài ăn uống điều độ, những người mắc bệnh lý về gan nên tránh thức khuya vì gan làm việc tích cực nhất từ 23h-3h, khi cơ thể ngủ say. Tập thể dục đều đặn còn giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật tốt hơn.

Tin nổi bật