Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những người có nguy cơ nhiễm dịch bệnh cao cần ăn gì để nâng cao sức đề kháng?

(DS&PL) -

Những đối tượng sau đây sẽ rất dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa ở miền Bắc nên cần chế độ ăn uống đặc biệt để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Những đối tượng sau đây sẽ rất dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa ở miền Bắc nên cần chế độ ăn uống đặc biệt để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh.

Trẻ suy dinh dưỡng, người cao tuổi

Trẻ bị suy dinh dưỡng, người cao tuổi thường giảm cảm giác thèm ăn, rối loạn vị giác nên không còn thấy ngon miệng. Ngoài ra hệ tiêu hóa kém cũng hạn chế khả năng hấp thu dưỡng chất.

Chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa dễ hấp thu.

Để tăng cường sức đề kháng, cần áp dụng chế độ ăn có đầy đủ, cân bằng với nhiều chất xơ, protein, rau củ quả, các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám. Sữa chua chứa men vi sinh khiến hệ tiêu hoá hoạt động tốt sẽ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Để kích thích sự thèm ăn và hệ tiêu hóa, hãy chia nhỏ các bữa ăn. Thêm từ 1 đến 2 bữa phụ bên cạnh 3 bữa ăn chính bằng các sản phẩm từ sữa vì giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, hấp thu. Ngoài ra bạn cũng có bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng theo tư vấn của chuyên gia y tế.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tinh thần lạc quan giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe. Ảnh minh họa

Người mắc bệnh mạn tính

Những bệnh mạn tính như huyết áp, suy tim, suy thận, đái tháo đường, AID/HIV... ngoài ăn đủ năng lượng, chế độ ăn cho người mắc bệnh mạn tính cần cân đối các chất dinh dưỡng từ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất đến chất xơ, bổ sung lợi khuẩn (Probiotic) để tạo thành hệ dinh dưỡng hoàn chỉnh.

Chẳng hạn đối với người huyết áp, nên ăn đủ chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Chất béo không no được ưu tiên như omega 3, dầu cá… và kiêng chất béo có hại từ mỡ, da, phủ tạng…, hạn chế ăn nhiều muối, đường.

Đối với người bệnh đái tháo đường, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình. Khi lượng đường ổn định, cơ thể sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra.

Ngoài việc tăng cường các loại vitamin C, A, E, D, B6, B12, B9, sắt, kẽm… và protein để tăng cường hệ miễn dịch, trong mùa cúm nên giữ ẩm đường hô hấp, uống 6-8 ly nước và kết hợp vận động từ 30-45 phút mỗi ngày

Những dấu hiệu cho thấy bạn có sức đề kháng kém

- Người dễ bị bệnh: Theo nghiên cứu, một người lớn trung bình bị cảm lạnh 2 - 4 lần trong một năm. Nếu bạn vượt con số đó, cần tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể như ăn uống đủ chất, uống nhiều nước cam, năng tập thể dục, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Mệt mỏi thường xuyên có thể là do sức đề kháng kém - Ảnh: Shutterstock.

- Dễ bị căng thẳng: Căng thẳng không phải lúc nào cũng do yếu tố cảm xúc. Nếu khả năng miễn dịch của bạn suy yếu, nó cũng có thể làm tổn hại sức khỏe tâm thần.

- Khả năng chịu đựng kém: Mới đầu ngày song bạn luôn cảm thấy uể oải, xuống năng lượng. Cảm giác bơ phờ, đờ đẫn và muốn ngủ hầu hết thời gian trong ngày là những dấu hiệu khác của hệ miễn dịch kém.

- Thèm ngọt: Đừng nghĩ rằng thèm đường là chuyện bình thường. Đường ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vì nó làm suy yếu phản ứng giết vi khuẩn của bạch cầu. Nếu bạn nạp hơn 100 gr đường mỗi ngày, nó sẽ gây hại khả năng kháng vi trùng và vi khuẩn của cơ thể.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật